NAPHTHALENE ACETIC ACID LÀ GÌ? – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Tin tức

NAPHTHALENE ACETIC ACID LÀ GÌ?

Posted On March 6, 2020 at 7:31 am by / Comments Off on NAPHTHALENE ACETIC ACID LÀ GÌ?

Tên gọi thông dụng NAA : Naphthalene Acetic Acid 
Tên gọi hóa học: Naphthalene Acetic Acid 
Công thức: C12H9O2Na

Phân tử lượng: 186.21

Công dụng

Naphthalene Acetic Acid có tác dụng kích thích cây trồng ra rễ mạnh, kích thích cây trồng nở hoa đồng loạt và ngăn rụng sinh lý ở trái non !!!

Naphthalene Acetic Acid Là chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng rộng, thúc đẩy sự phân bào và hình thành rễ nhánh , rễ lá, dùng để tăng nhanh tốc độ ra rễ giâm hom giống.

Thứ 1: Auxin- NAA thúc đẩy hình thành rễ thân, rễ nhánh, rễ lá ! Vì thế, có thể dùng NAA để thúc đẩy sự mọc rễ của hạt giống, ươm giống sinh rễ. Đối với cây trồng việc phun xử lý NAA giai đoạn cây còn nhỏ giúp cây hình thành bộ rễ khoẻ mạnh, đồng thời việc phun NAA phòng tránh hện tượng thối rễ ở cây trồng vào mùa mưa hay đất bị ngập úng….nhưng chú ý nếu nồng độ quá lớn thì nó có thể khống chế sinh rễ.

Thứ 2: NAA kích thích to quả và thân nhánh to khỏe, vì vậy có thể dùng để sử dụng làm chất phình to, qua thí nghiệm chứng minh ở các loại cây như Mãng cầu na, sầu riêng, nho, dưa hấu, dưa chuột, cà chua, ớt, cà tím, cây có múi như bưởi , cam , quýt … qua xử lý NAA có thể nâng cao sản lượng và cải thiện chất lượng sản phẩm ở độ ngọt và màu sắc ( chú ý không nên phun NAA giai đoạn sắp thu hoạch ở cây ăn trái).

Thứ 3: NAA có tác dụng kích thích nở hoa, phòng tránh hiện tượng rụng quả non sinh lý, có thể nói đây là tính năng vượt trội của NAA góp phần tăng sản lượng nông sản cho cây trồng rất rõ rệt. đồng thời NAA cũng có thể tăng cường khả năng kháng khô, kháng hạn, kháng bệnh, kháng kiềm muối, kháng gió khô nóng của thực vật.

Thứ 4: NAA được sử dụng ở hàm lượng cao trong giâm cành cây hom, giúp hom nhanh ra rễ, tăng số lượng rễ bất định như : Khoai mì, hồ tiêu, gấc, …..hom các loại cây trồng rừng, hom cây hoa hồng, hoa cúc…giúp cây giống sinh trưởng khoẻ mạnh.