BỆNH THỐI ĐỎ (BỆNH RƯỢU) TRÊN CÂY MÍA – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Tin tức

BỆNH THỐI ĐỎ (BỆNH RƯỢU) TRÊN CÂY MÍA

Posted On December 11, 2019 at 1:53 pm by / Comments Off on BỆNH THỐI ĐỎ (BỆNH RƯỢU) TRÊN CÂY MÍA

Tên khoa học: Collectotrichum falcatum Went.

Bệnh thường gặp ở hầu hết các giống mía của ta. Tác nhân gây bệnh là nấm Collectotrichum falcatum Went. hoặc Physalospora tucumanesis Peg. Bệnh có thể xâm nhập qua lá, qua thân và qua rễ từ các vết thương ở những bộ phận này.

Triệu chứng bệnh thối đỏ, bệnh rượu trên cây mía

+ Ở lá: Bệnh xuất hiện trên gân lá từ một đốm đỏ dầu tiên sau lan ra hết gân lá.

Bệnh thối đỏ, bệnh rượu Collectotrichum falcatum Went

Bệnh thối đỏ, bệnh rượu trên thân và lá mía

+ Ở thân: Cây mía bị bệnh khi chẻ đôi quan sát có màu đỏ ở một dóng hay nhiều dóng. Bệnh nấm phát triển làm chuyển hoá đường trên mía thành rượu nên còn gọi là bệnh rượu. Cây mía bị bệnh nặng lá khô dần, cây chết khô từng đoạn hay cả cây làm giảm năng suất và tỉ lệ đường trên mía. Ruộng mía bị bệnh nặng mía tái sinh kém.

Biện pháp phòng trừ bệnh thối đỏ, bệnh rượu trên cây mía

+ Tuyển chọn giống kháng bệnh. Phòng trừ sâu đục, côn trùng gây hại và tránh làm tổn thương đến các bộ phận của cây mía, hạn chế khả năng xâm nhập của mầm.

+ Chuẩn bị đất kỹ trước khi trồng mía. Ruộng mía để lưu gốc cần vệ sinh, chăm sóc kịp thời ngay sau thu hoạch để loại trừ nấm mống của bệnh.

Mía nguyên liệu sau khi thu hoạch cần vận chuyển nhanh về nhà máy chế biến. Không để mía cây đã chặt quá lâu trên đồng ruộng hay sân bãi để tránh không cho nấm xâm nhập phát triển.

Tư vấn kỹ thuật: 0933.067.033