PHÂN DAP (diamoni hydrophosphat) LÀ GÌ? – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

PHÂN DAP (diamoni hydrophosphat) LÀ GÌ?

Posted On October 9, 2019 at 11:38 pm by / Comments Off on PHÂN DAP (diamoni hydrophosphat) LÀ GÌ?

DAP (Diamoni photphat, danh pháp IUPAC: diamoni hydrophosphat), có công thức (NH­42HPO­­4, là loại phân bón phức hợp được dùng trong nông nghiệp với thành phần 18% N (Nitrogen – đạm), 46% P­25 (lân); tức là trong 100 kg phân DAP có chứa 18 kg đạm nguyên chất và 46 kg lân nguyên chất. DAP được sản xuất từ quặng apatit, amoniac và axit.

Diamoni photphat (DAP) (công thức hóa học (NH4)2HPO4, danh pháp IUPAC là diamoni hydrogen photphat) là một trong những muối amoni photphat hòa tan trong nước có thể được sản xuất khi amoniac phản ứng với axit phosphoric. Chất rắn diamoni photphat thể hiện áp lực phân ly của amoniac theo biểu thức và phương trình sau:[2]

(NH4)2HPO4(r) cân bằng với NH3(k) + NH4H2PO4(r)

log PmmHg = −3063 / T + 175 log T + 3.3

Trong đó:

  • P: áp suất ly khai của amoniac

  • T: Nhiệt độ tuyệt đối (K)

Tại 100 °C, áp lực ly khai của diamoni photphat xấp xỉ 5 mmHg.

Đặc điểm:

Là loại phân bón phức hợp, có tỷ lệ hấp thu cao, cây dễ hấp thu. Hàm lượng lân trong 1 kg DAP có giá trị bằng 2,8 kg supe lân hoặc lân nung chảy.

DAP là loại phân trung tính, lân trong DAP đều tan nhanh trong nước nên cây rất dễ hấp thu. DAP được dùng để thể bón lót, bón thúc cho tất cả các đối tượng cây trồng trên tất cả các chân đất khác nhau.

Ứng dụng

DAP được sử dụng làm phân bón.[4] Khi được sử dụng cho thực vật thực vật, nó làm tăng độ pH của đất, nhưng trong một thời gian dài, đất được xử lý trở nên có tính axit hơn trước khi nitrat hóa của amoni. Nó không tương thích với hóa chất kiềm vì ion amoni của nó có nhiều khả năng chuyển đổi thành amoniac trong môi trường có pH cao. PH trung bình trong dung dịch là 7,5-8.[5] Tỉ lệ điển hình là 18-46-0 (18% N, 46% P2O5, 0% K2O).[5].

DAP có thể được sử dụng như một chất chống cháy. Nó làm giảm nhiệt độ đốt của vật liệu, làm giảm tỷ lệ mất trọng lượng tối đa và làm tăng sản lượng dư lượng hoặc than.[6] Đây là những tác động quan trọng trong việc chống lại cháy rừng như giảm nhiệt độ phân huỷ và làm tăng lượng than củi tạo ra làm giảm lượng nhiên liệu có sẵn và có thể dẫn tới sự hình thành cháy. Đây là thành phần lớn nhất của một số sản phẩm chữa cháy phổ biến trên thị trường.[7]

DAP cũng được sử dụng như là một chất dinh dưỡng men trong sản xuất rượu vang và mật ong; như một chất phụ gia trong một số nhãn hiệu thuốc lá có vẻ như là chất tăng cường nicotin; để ngăn chặn ánh sáng lấp lánh trong trận đấu, trong đường tinh chế; như là một thông lượng để hàn thiếc, đồng, kẽm và đồng thau và để kiểm soát sự kết tủa các thuốc nhuộm keo hòa tan bằng kiềm và không hòa tan trong axit trên len.[1]


Diammonium phosphate (DAP) là loại phân bổ sung Photpho được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, được sản xuất từ năm 1960s. DAP được sản xuất bằng cách cho phối khí amoniac với axit photphoric tạo thành một hỗn hợp monoamon photphat, diamon photphat, triamon photophat; chủ yếu là diamon photphat. Để sản xuất 1 tấn DAP cần đầu vào khoảng 1.5-2 tấn đá phosphate và 0.4 tấn sulfur để hòa tan đá và 0.2 tấn amoniac.

Đặc điểm và Thông số kĩ thuật của Diamoni photphat:

Đặc điểm – Tính chất

Mô tả

Tinh thể màu trắng

Dễ hút ẩm

Độ hòa tan trong nước

575g/L(10oC)

Tan hoàn toàn

Kích thước hạt

2-4mm

Thông số kĩ thuật

Độ tinh khiết

≥ 99%

N

≥ 21%

2O5

≥ 53%

pH

7.5 – 8

% không tan trong nước

≤0.004

Độ ẩm

≤ 0.08%

Ứng dụng chính của Diamoni photphat:

Trong nguyên liệu phân bón:

–   Là loại phân bón cung cấp hai thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cho cây trồng là Đạm (Nitơ) và Lân (P2O5); chứa hàm lượng lân cao nhất trong các loại phân lân.

–    Độ hòa tan cao nên dễ dàng phân giải trong đất thành amoni và phosphate mà cây trồng có thể hấp thụ được.

–    Amoni trong DAP là nguồn Nito chất lượng và dễ dàng biến đổi thành nitrat nhờ các vi khuẩn trong đất, kéo theo giảm độ pH. Do vậy dẫn tới hiệu ứng tạm thời về tăng độ pH trong đất xung quanh hạt phân DAP. Việc tăng pH này có thể ảnh hưởng đến phản ứng của photphat và thành phần hữu cơ trong đất.

–    Lượng đạm so với lân thấp nên thích hợp cho vùng đất giàu hữu cơ, giàu đạm, chua và thiếu lần. Các vùng đất rừng mới khai phá, các loại đất vùng ven biển mới tiêu thủy để trồng trọt còn giàu hữu cơ và đạm thiếu lân dùng loại phân này rất phù hợp.

–     Khác hẳn với phân đơn thông thường có tính kiềm hoặc axit, DAP trung tính phù hợp với với nhiều loại đất và không ảnh hưởng đến thổ nhưỡng.

Ứng dụng khác của Diamoni photphat:

–     Sử dụng trong chất làm hãm bắt cháy, giảm sự lan tỏa của đám cháy

–     Ứng dụng trong công nghệ sản xuất rượu (lên men)

Tại Việt Nam, phân DAP được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là quặng apatit Lào Cai – là vùng quặng phốt phát duy nhất tại Việt Nam có trữ lượng lớn và chất lượng vào loại hàng đầu thế giới. Vì vậy phân DAP của Việt Nam có nhiều thành phần vi lượng khác có lợi với cây trồng.

Thứ nhất: Giàu dinh dưỡng:

Thông thường đối với phân đơn thì thành phần dinh dưỡng cao nhất là 46% N đối với urê; 16,5% P2O5 đối với supe lân; phân lân nung chảy thì thấp hơn; trong khi đó phân phức hợp DAP có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhất là 61% (45% P2O5 và 16%N). Chính vì hàm lượng dinh dưỡng cao nên tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên, sử dụng hiệu quả nguồn quặng apatit, góp phần tận thu quặng và giải quyết tốt hơn vấn đề môi trường cho vùng mỏ apatit Lào Cai.

Thứ hai: Chậm quá trình tan trong nước, tránh bị rửa trôi gây tổn thất:

Do DAP có 2 thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình sinh trưởng của cây trồng nên giúp cây trồng tăng trưởng và phát triển nhanh. Mặt khác, phân bón DAP sản xuất tại Việt Nam bổ sung một số khoáng chất làm chậm quá trình tan trong nước nên cây trồng có thể hấp thụ tối đa dinh dưỡng, tránh bị rửa trôi gây tổn thất.

Thứ ba: Tăng năng suất củ quả, tăng chất lượng nông sản:

Do DAP cung cấp đầy đủ và cân đối khoáng chất cho cây trồng đồng thời giúp cây trồng trao đổi chất tốt với môi trường nên tăng được năng suất củ quả, tăng chất lượng nông sản.

Thứ tư: Hạn chế sâu bệnh:

Giúp cứng cây, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh, giúp cây phát triển lành mạnh về thể chất, đặc biệt là giàu thành phần P2O5 nên cây trồng tăng sức đề kháng với thời tiết, chịu rét tốt hơn.

Thứ năm: Phù hợp cho các loại cây trồng và thổ nhưỡng:

Khác hẳn với phân đơn thông thường có tính kiềm hoặc tính axit thì phân DAP được hình thành trên cơ sở phản ứng trung hòa nên nó là trung tính tốt cho cây và không ảnh hưởng đến thổ nhưỡng. Có thể bón trực tiếp cho các loại cây từ cây lương thực như lúa ngô khoai sắn đên cây công nghiệp như cà phê, hạt tiêu… Phù hợp với cả cây ăn quả, cây cho hoa, cây lấy lá, cây cảnh… Bên cạnh đó, dinh dưỡng trong phân bón DAP tan trong nước, không có tạp chất gây chai cứng đất như các loại phân khác nên không ảnh hưởng đến đất trồng. Vì vậy bà con nông dân tin dùng.

Thứ sáu: Sử dụng làm nguyên liệu cho phân bón hỗn hợp NPK:

Do DAP có hàm lượng dinh dưỡng cao nên DAP còn làm nguyên liệu cho sản xuất các loại NPK từ thấp đến cao tùy theo nhu cầu từng thời điểm của cây trồng. Bảo quản đúng quy định thì thời hạnh sử dụng kéo dài ít nhất 2 năm kể từ ngày sản xuất. Do hình thành bởi phản ứng trung hòa, quá trình tạo hạt được sàng phân loại và bổ sung chất chống kết khối nên ảnh hưởng của thời gian đến chất lượng sản phẩm gần như không có.

KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHÂN BÓN DAP

1. Cây khoai tây

– Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ

– Cách bón: Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân DAP Lào Cai, 3-4kg đạm; bón thúc: Bón toàn bộ lượng đạm còn lại và 7-9kg kali.

2. Cây hành, tỏi và rau màu khác

Cách bón: Bón lót toàn bộ phân vi sinh + DAP Lào Cai (bón trộn đều vào đất trước trồng 3 – 4 ngày); bón thúc lần 1 khi cây mọc cao 5-6cm: 1-2kg urê+1-2kg kali

– Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 -20 ngày: 4-5kg urê+1-2kg kali.

– Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 – 20 ngày bón hết lượng phân còn lại.