CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊM LỬA GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊM LỬA GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA

Posted On March 10, 2019 at 6:35 am by / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TIÊM LỬA GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA

Tên khoa học: Bipolaris oryzeae

Bệnh có phạm vi phân bố rộng, phổ biến ở các nước trồng lúa thuộc Châu Á, châu Mỹ và Châu Phi. Hạt bị bệnh phẩm chất và phẩm chất và trọng lượng giảm 4,58 – 29,1%.

tiem lửa lúa

1. Triệu chứng bệnh

– Bệnh có thể xuất hiện trên lá mầm, bẹ lá, lá và hạt.

– Khi hạt nhiễm bệnh, vết bệnh là các đốm nhỏ màu nâu trên lá mầm và các rễ non cũng có thể bị bệnh dưới dạng các vết đen nhạt.

– Vết bệnh ban đầu trên lá, là chấm nhỏ màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt và vết bệnh điển hình có hình bầu dục giống hạt vừng, có màu nâu non, xung quanh có quầng vàng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

nấm gây tiêm lửa lúa

– Bệnh do nấm Bipolaris oryzae gây ra.

– Sợi nấm đa bào, phân nhánh, đường kính 4 – 8 micromet màu nâu đến xám nhạt cành bào tử phân sinh mọc thành cụm đa bào, phần gốc lớn hơn phần đỉnh cành và hơi gẫy khúc.

– Bào tử phân sinh, hình con nhộng thon dài thẳng hoặc hơi cong. Hai đầu tròn có từ 3 – 11 ngăn ngang. Kích thước bào tử biến động từ 15 – 170×7 – 26 micromet.

– Trên hạt giống nấm tồn tại trên vỏ hạt, ở mày hạt, giữa lớp mày và vỏ hạt, đôi khi ở nội nhũ.

– Nấm sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ khá rộng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm sinh trưởng là 27 – 30 độ C trong điều kiện ẩm độ 60 – 100%.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

– Nấm có thể tồn tại trong rơm rạ, trong đất và sống sót trên hạt giống trong bảo quản dưới dạng bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh trong khoảng thời gian từ 2 – 3 năm.

– Nguồn bệnh đầu tiên thường từ hạt giống nhiễm bệnh, nấm gây bệnh trên chồi non và rễ làm giảm tỷ lệ nảy nầm khoảng 11 – 29% và giảm sức sống của cây con.

4. Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh đồng ruộng, dọn dẹp sạch cỏ dại và tàn dư rơm rạ, cấy đúng thời vụ, bón phân đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ nước cho lúa, luân canh và cải tạo đất.

– Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lúa.

– Chú ý việc chọn lọc giống như phơi khô, quạt sạch, chọn hạt mẩy, sáng bóng, không có vết đốm nâu.

– Có thể sử dụng biện pháp sử  lý hạt giống bằng nước nóng 54 độ C trong 10 phút hoặc sử lý bằng thuốc diệt nấm rồi đãi cho sạch đem ủ cho thóc nảy mầm và gieo.

– Khi bệnh xuất hiện phun các thuốc có hoạt chất sau:

+ Difenoconazole ( Score 250EC, Super tank 650WP ).

+ Azoxystrobin ( Overamis 300SC, Amistar 250SC ).

+ Chlorothalonil ( Azoxy Gold 600SL, Daconil 600SC, Daconil 75WP ).

Tư vấn kỹ thuật: 0933.067.033