CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GIÁC BAN BÔNG – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GIÁC BAN BÔNG

Posted On February 24, 2019 at 11:24 pm by / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH GIÁC BAN BÔNG

Tên khoa học: Xanthomonas malvacearum

Giác ban bông

1. Triệu chứng

– Bệnh hại tất cả giai đoạn và bộ phận của cây.

– Vết bệnh màu xanh trong giọt dầu, sau chuyển thành màu nâu đen, có dịch nhầy vi khuẩn trên bề mặt.

+ Trên lá thật có các đốm góc cạnh, dạng vết chạy dài ôm dọc gân lá, gây co rút lá, dúm lại, nhanh chóng biến vàng và khô rụng đi.

Giác ban bông

– Thân và cành: vết bênh ban đầu nhỏ, màu xanh trong giọi dầu sau lan rộng xung quanh thân, thắt lại ở chỗ vết bệnh và gây chết cành.

– Đài hoa xuất hiện đốm góc cạnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh

– Vi khuẩn hình gậy, 2 đầu tròn, có 1 – 2 lông roi ở đầu.

Giác ban bông

– Khuẩn lạc hình tròn nhỏ, màu vàng rơm nhẵn bóng.

– Hảo khí phát triển ở nhiệt độ 25 – 30 độ.

– Vi khuẩn trong hạt có thể chịu được nhiệt độ 100 độ.

– Có thể tồn tại trong tàn dư thực vật 5 – 7 năm, phổ ký chủ hẹp.

– Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại trong hạt giống.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển

– Xấm nhập qua lỗ khí, và qua vết thương cơ giới.

– Khi phôi hạt nhiểm bệnh, mất sức nảy mầm, và chết trong đất sau khi gieo hạt.

– Bệnh phát sinh 17 – 18 độ, phát triển mạnh ở nhiệt độ 25 – 28 độ.

– Ở miền bắc vụ đông xuân bị nặng hơn vụ mùa, cao điểm của bệnh từ t9 – t10.

4. Phòng trừ

– Xử lý hạt giống: Trộn hạt giống với H2SO4 đặc, xử lý nhiệt độ 60 độ trong vòng 30 phút.

– Tiêu diệt tàn dư và quả bệnh sau khi thu hoạch.

– Cày sâu và ngâm nước ruộng, hoặc luân canh với cây trồng nước.

– Bón phân đạm sớm, bón bổ sung thâm kali và tro bếp.

– Lấy giống ở ruộng sạch bệnh.

Biện pháp hoá học: phun một số thuốc có hoạt chất sau:

+ Fugous Proteoglycans ( Elcarin ).

+ Cytosinpeptidemycyn ( Sat 4SL ).

+ Streptomycin sulfate.

+ Kasugamycin ( Asana 2SL ).

+ Ningnanmycin.

+ Tetracyclin Hydrochlorid.

Tư vấn kỹ thuật: 0933.067.033