CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH (HÉO TƯƠI, HÉO RŨ, CHẾT ẺO) TRÊN CÂY ỚT – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH (HÉO TƯƠI, HÉO RŨ, CHẾT ẺO) TRÊN CÂY ỚT

Posted On January 16, 2019 at 2:49 pm by / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH (HÉO TƯƠI, HÉO RŨ, CHẾT ẺO) TRÊN CÂY ỚT

Tên khoa học: Pseudomonas solanacearum

Tác nhân gây héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo):

Bệnh héo xanh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith gây ra, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum.

Đây là loài kí sinh đa thực, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới.

Loài vi khuẩn này có nhiều chủng và nòi; chúng tồn tại trong tự nhiên trên các cây kí chủ khác nhau, do vậy nguồn bệnh lúc nào cũng có.

heo xanh ot

Vi khuẩn hình gậy, 1- 3 lông roi mọc một đầu, kích thước 0.4- 0.8x 0.5µm.

Trên môi trường khuẩn lạc có màu trắng sữa, bóng, trên môi trường TZC có điểm hồng ở giữa

Thích hợp ở nhiệt độ t = 24oC, tối đa 27oC, tối thiểu 18oC.

Vi khuẩn này phát hiện gây hại trên 30 loại cây trồng khác nhau, thuộc loại chuyên hoá rộng.

Quy luật phát sinh gây hại của bệnh:

Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. nguồn bệnh tồn tại rất lâu trong đất và củ bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết thương.lan truyền qua cây bệnh và dụng cụ lao động.

ĐỐI VỚI CÂY ỚT

Triệu chứng gây bệnh héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo) Pseudomonas solanacearum trên cây ớt:

Bệnh gây hại nặng ở vùng trồng ớt trong suốt mùa mưa trong vùng khí hậu nhiệt đới.

ot bi heo xanh

Cây ớt bị bệnh héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo)

Bệnh xảy ra rãi rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Sau vài ngày cây bất thình lình héo nhanh nhưng lá không vàng.

ot heo xanh

Chẻ thân ở phần gốc và rễ ta thấy các mạnh nhựa biến thành màu xám đất đến nâu nếu nhúng phần bị cắt vào nước ta sẽ thấy dòng vi khuẩn tuôn ra có màu trắng sữa.

Biện pháp phòng trị héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo) Pseudomonas solanacearum trên cây ớt:

– Lên líp cao thoát nước tốt, bón vôi.

– Luân canh không trồng họ cà ớt trên ruộng bị nhiễm nặng 2 – 3 năm.

– Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh nặng để tránh lây lan.

– Khi cây bị bệnh có thể phun một số thuốc có hoạt chất sau:

+ Bordeux khô + Zineb ( COPPER-ZINC 85WP, ZINEB BUL 80WP).

+ Oxolinic acid ( STARNER 20WP, MAP LOTUS 125WP).

+ Gentamicin sulfate ( LOBO 8WP ).

+ Streptomyces lydicus ( ACTI NO VATE 1SP ).

+ Ningnamycin ( NINGNASTAR 40SL ).

Tư vấn kỹ thuật: 0933.067.033