QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA

Posted On December 13, 2018 at 2:46 pm by / Comments Off on QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA

1-Quy trình bón phân cho giống lúa thuần địa phương (lúa mùa)

Các giống lúa thuần địa phương (lúa mùa) thường được trồng ở vùng lệ thuộc nước trời. Đây là nhóm giống lúa nhiệt đới (indica) có thời gian sinh trưởng dài (5-7 tháng), phản ứng phân đạm kém, năng suất thấp (2-4 tấn/ha) nhưng chất lượng gạo ngon.

Đất sản xuất lúa mùa thường chỉ trồng được một vụ trong năm nên chất dinh dưỡng trong đất ít bị hao kiệt như khi trồng lúa cải tiến hay lúa lai. Mặt khác do lúa mùa cao cây nên lượng rơm rạ để lại trong đất khá nhiều và vi sinh vật đất đa dạng nên các chất dinh dưỡng trong đất bù  đắp phần nào sự thiếu hụt.

Lượng phân chuồng cần 8-10 tấn/ha, thực tế hiện nay dùng phân hữu cơ truyền thống để bón cho cây lúa là khó thực hiện, đặc biệt ở vùng ĐBSCL. Nếu không có điều kiện bón phân chuồng nên giữ lại rơm rạ cày vùi hợp lý để cung cấp chất hữu cơ cho đất.

CAY LUA PHAT TRIEN

Trên ruộng lúa mùa cần cung cấp công thức phân nguyên chất tương ứng như sau:

                      Đạm (N )                 Lân ( P2O5 )           Kali ( K2O)

                      50-60 kg                     30-40 kg                 30-40 kg

Các thời kỳ bón gồm:

Thời kỳ N P2O5 K2O
-Nương mạ

-Thúc đẻ nhánh

-Bón rước dòng

-Bón rước hạt

5%

30%

30%

25%

5%

60%

20%

15%

5%

20%

50%

25%

Nếu có điều kiện phun phân bón lá bổ sung chất trung và vi lượng càng tốt.                                                          

2-Quy trình bón phân cho giống lúa cải tiến

Các giống lúa cải tiến có lá thẳng đứng, mật độ dầy, phản ứng đạm mạnh. Ruộng trồng giống lúa cải tiến là ruộng chủ động nước, trồng được 2-3 vụ/năm.

Do giống lúa cải tiến có năng suất cao và trồng nhiều vụ liên tục nên đất trồng lúa thiếu hụt phân bón trầm trọng cả các nguyên tố đa, trung và vi lượng.

Lượng phân chuồng cần 8-10 tấn/ha, nếu không có điều kiện bón phân chuồng nên giữ lại rơm rạ cày vùi để cung cấp chất hữu cơ cho đất một cách hợp lý. Không nên cày vùi rơm rạ ngay sau khi thu hoạch và tiếp tục sản xuất vụ lúa kế tiếp ngay sau đó, điều này dể dẩn đến ngộ độc hữu cơ cho lúa.

Trên ruộng lúa cải tiến cần cung cấp công thức phân nguyên chất như sau:

a-Đối với các giống lúa dưới 95 ngày

                      Đạm (N )                 Lân ( P2O5 )           Kali ( K2O)

                      90-100 kg                   50-60 kg                 40-50 kg

Các thời kỳ bón gồm:

Thời kỳ N P2O5 K2O
-Bón lót

-Thúc lần 1 (8-12 ngày)

-Thúc lần 2 (18-20 ngày)

-Giai đoạn rước đòng

5%

30%

30%

35%

5%

40%

40%

15%

5%

20%

20%

55%

Nếu có điều kiện phun phân bón lá bổ sung chất trung và vi lượng càng tốt.

b-Đối với các giống lúa trên  95 ngày

                      Đạm (N )                 Lân ( P2O5 )           Kali ( K2O)

                      100-120 kg                   60-70 kg                50-60 kg

Các thời kỳ bón gồm:

Thời kỳ N P2O5 K2O
-Bón lót

-Thúc lần 1 (8-12 ngày)

-Thúc lần 2 (20-22 ngày)

-Giai đoạn rước đòng

-Bón rước hạt

5%

25%

25%

25%

20%

5%

40%

40%

15%

0%

5%

30%

10%

40%

15%

Nếu có điều kiện phun phân bón lá bổ sung chất trung và vi lượng càng tốt.

3-Quy trình bón phân cho giống lúa lai

Các giống lúa lai giống như lúa cải tiến, có bộ lá thẳng đứng, mật độ dầy, phản ứng đạm mạnh. Ruộng trồng giống lúa lai là ruộng chủ động nước, trồng được 2-3 vụ/năm.

Do giống lúa cải lai có năng suất cao và trồng nhiều vụ liên tục nên đất trồng lúa thiếu hụt phân bón trầm trọng cả các nguyên tố đa, trung và vi lượng.

Lượng phân chuồng cần 8-10 tấn/ha, nếu không có điều kiện bón phân chuồng nên giữ lại rơm rạ cày vùi để cung cấp chất hữu cơ cho đất.

Trên ruộng lúa lai cần cung cấp công thức phân nguyên chất như sau:

a-Đối với các giống lúa lai dưới 95 ngày

                      Đạm (N )                 Lân ( P2O5 )           Kali ( K2O)

                      100-120 kg                 50-60 kg                 40-50 kg

Các thời kỳ bón gồm:

Thời kỳ N P2O5 K2O
-Bón lót

-Thúc lần 1 (8-12 ngày)

-Thúc lần 2 (18-22 ngày)

-Giai đoạn rước đòng

5%

30%

30%

35%

5%

40%

40%

15%

5%

20%

20%

55%

Nếu có điều kiện phun phân bón lá bổ sung càng tốt.

b-Đối với các giống lúa lai trên  95 ngày

                      Đạm (N )                 Lân ( P2O5 )           Kali ( K2O)

                      110-130 kg                   70-80 kg                50-60 kg

Các thời kỳ bón gồm:

Thời kỳ N P2O5 K2O
-Bón lót

-Thúc lần 1 (8-12 ngày)

-Thúc lần 2 (20-24 ngày)

-Giai đoạn rước đòng

-Bón rước hạt

5%

25%

25%

25%

20%

5%

40%

40%

15%

0%

5%

30%

10%

40%

15%

Nếu có điều kiện phun phân bón lá bổ sung càng tốt.

Các lưu ý trong kỹ thuật bón phân cho lúa!

1-Bón phân cho lúa không chỉ là “kỹ thuật” mà còn là “nghệ thuật” của người nông dân. Các công thức phân nêu trên chỉ mang tính tham khảo dựa trên nhu cầu cần thiết cơ bản của cây lúa. Tùy theo tình trạng đất đai và tình trạng của cây lúa mà người nông dân có thể gia giảm lượng phân nguyên chất tổng số và lượng phân cho mỗi đợt bón. Lưu ý không để xảy ra hiện tượng thiếu và thừa dưỡng chất, đặc biệt đối với phân đạm.

2-Để phát huy hiệu quả của phân bón cho cây lúa phải áp dụng liên hoàn nhiều biện pháp tổng hợp. Trong đó chú ý đến biện pháp làm đất hợp lý, bảo đảm độ tơi, xốp, bồi dưỡng chất hữu cơ cho đất hợp lý. Không nên đốt rơm rạ vừa làm chất hữu cơ và mất chất đạm.

3-Bổ sung lượng phân trung lượng (qua dạng phân bón rể hoặc bón lá) và phân vị lượng (tốt nhất là dạng phân bón lá). Vì những ruộng thâm canh lúa ở Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng đang thiếu hụt các chất trung và vi lượng trầm trọng do cây lúa bòn rút liên tục nhiều năm nhưng không được bồi hoàn trả lại.

4-Nên phối trộn với các loại phân hữu cơ vi sinh có tác dụng cải tạo đất để làm phong phú thêm nguồn vi sinh vật đất và hạn chế tác hại do ngộ độc hữu cơ khi cày vùi rơm rạ ngay sau khi thu hoạch và tiến hành sản xuất vụ lúa tiếp theo.
                                                                                Kỹ sư Hồ Đình Hải