Azoxytrobin được phát hiện trong quá trình nghiên cứu độc tố của hai loại nấm rừng Oudemansiella mucida và Strobilurus tenacellus. Azoxytrobin là hoạt chất trừ nấm bệnh đầu tiên thuộc nhóm strobilurin được tổng hợp. Sau đó vào khoảng cuối những năm 80 các hoạt chất Trifloxystrobin (Ciba Geigy, chuyển thành Syngenta) and Kresoxim-methyl (BASF) được tổng hợp và lưu thông trên thị trường.
Azoxytrobin có hiệu lực đối với 4 họ nấm: Ascomycota, Deuteromycota, Basidiomycota và the Oomycota trên cây ngũ cốc, dưa chuột, các loại rau, cây ăn quả, lạc, hoa – cây cảnh, chuối, lúa, khoai tây,…. Trên thế giới có khoảng 100 quốc gia có đăng ký sử dụng Azoxytrobin và có đến trên 120 loại cây trồng có sử dụng hoạt chất này. Ở Anh người ta sử dụng Azoxytrobin trên cây măng tây, xúp lơ, rau cải, hành, bắp cải, cà rốt,…
Azoxytrobin có tính lưu dẫn, thẩm thấu. Hoạt chất được sử dụng phun phòng và phun trừ. Do có đặc tính lưu dẫn nên Azoxytrobin được hấp thu từ rễ và được vận chuyển qua hệ thống bó mạch lên tới tận chóp lá trên đỉnh cây, đầu cành,…
Azoxytrobin có kiểu tác động mới là ức chế hoạt động của màng ty thể từ đó làm cho bào tử không thể nảy mầm, sợi nấm không thể phát triển và bào tử không thể sinh sản được.
Dưới tác động của ánh sáng mặt trời Azoxytrobin rất dễ bị phân giải. Quá trình quang hóa là con đường chủ yếu làm cho hoạt chất bị phân giải. Ngoài ra hệ vi sinh vật có trong tự nhiên cũng góp phần vào quá trình phân giải của Azoxytrobin. Thời gian bán phân hủy trong đất của hoạt chất < 2 tuần.
Trong đất kiềm, có tưới và nghèo dinh dưỡng Azoxytrobin được “giữ” lại lớp đất mặt và tồn tại ở đó đến lúc bị phân giải hoàn toàn. Azoxytrobin không bị rửa trôi khỏi lớp đất mặt do đó nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước mặt là không thể xẩy ra.
Azoxytrobin trong cây trồng được chuyển hóa thành 15 hợp chất khác nhau, nhưng chúng chỉ chiếm 5% tổng dư lượng có trong cây. Do đó dư lượng của Azoxytrobin trong cây là rất thấp.
Azoxytrobin không độc với ong, côn trùng có ích và giun đất.
Mức dư lương tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg):
Dâu tây: 10.0; Quả có hạt: 2.0; Đậu tương: 0.5; Gạo: 5.0; Ớt khô: 30.0; Lạc: 0.2; Ngô: 0.02; Xoài: 0.7; Đu đủ: 0.3; Rau diếp: 3.0; Gừng: 0.1.