KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MAI QUA TỪNG THÁNG CỤ THỂ – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MAI QUA TỪNG THÁNG CỤ THỂ

Posted On October 26, 2018 at 5:45 am by / Comments Off on KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MAI QUA TỪNG THÁNG CỤ THỂ

Vấn đề bón phân cho cây mai vàng không phải là một kỹ thuật đơn giản, vì nó liên quan đến nhiều mặt như nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng giai đoạn, tình trạng sức khỏe, tính chất của cây trồng, độ tuổi…, nếu bón phân không đúng thì chất lượng và hiệu quả của phân đối với cây không tăng lên, mà đôi lúc còn làm cho cây phát triển mất cân bằng, dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị chết cây.

 Đầu tiên, cần phải dựa vào giai đoạn phát triển của cây mà bón cho đúng. Đối với cây mai có ba giai đoạn phát triển cụ thể và ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt chu kỳ phát triển:

 – Giai đoạn hồi phục và phát triển: là thời điểm đầu năm, thông thường sau môt mùa hoa tết, cây đã trút hết sức lực cho việc tạo hoa, hoặc những cây mới được bứng trồng ở cuối năm trước thì trong giai đoạn này cây đang ra chồi mới. Lúc này, cây cần một lượng dinh dưỡng để tái thiết lại cành nhánh mới, tạo ra sinh khối mới, do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình tái thiết. Đây là giai đoạn hồi phục và sinh trưởng mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cho nó phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ có tiền đề bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi.

 Từ tháng 2 đến tháng 5, có thể dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai.

 Đối với những cây phát triển, có thể dùng phân bón qua llá để hỗ trợ thêm cho nó mau hồi phục. vì bộ rễ của nó lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu, nên khó hấp thụ được phân bón qua rễ.

  – Giai đoạn làm nụ: bắt đầu vào giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 9. Từ tháng 6, bộ lá cây mai đã thành thục và sung mãn, bộ lá nhiều và xanh sậm, nụ hoa đã bắt đầu phân hóa và hình thành ở giai đoạn này. nếu được nuôi dưỡng tốt, lúc này cây mai đã tượng nụ tương đối rõ.

 Trong giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tạo nụ, tuy nhiên nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao hơn. Đầy đủ lân sẽ giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt.

  Bên cạnh đó, vào thời điểm này, ở miền Nam thường là mùa mưa, độ ẩm cao, làm cho cây mai dễ bị nhiễm bệnh. Khi cung cấp đủ lân cho cây mai, nó sẽ giúp cây hấp thu lượng đạm tốt hơn, làm cho bộ lá dầy cứng, cây khỏe, sức chống chịu sẽ cao và cây ít bị nhiễm bệnh.

 Nếu bón thừa đạm và thiếu lân ở thời điểm này cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến bộ lá sẽ rụng sớm vào cuối năm, đưa đến tình trạng hoa sẽ nở sớm trước Tết.

 Ở giai đoạn này, nên bổ sung cho cây thêm một ít phân hữu cơ, nếu có phân lân hữu cơ vi sinh vật là tốt nhất, cũng có thể hỗ trợ thêm một lượng phân hóa học NPK có hàm lượng lân cao.

maivangtet0004

  – Giai đoạn làm bông tết: Từ tháng 10 âm lịch trở đi, nếu nuôi trồng đúng thì bộ lá mai gần như ngừng sinh trưởng, bộ lá lúc này đã già và dễ rụng. Cây không phát ra những đợt lộc mới nữa, chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ hoa.

 Lúc này, bộ lá già đã làm xong nhiệm vụ của nó và chuẩn bị rụng. trước khi rụng, chất dinh dưỡng trong lá sẽ hồi trả lại cho cây, để nuôi cho nụ chín.

  Do đó trong giai đoạn này không nên bón phân nhiều đạm cho cây mai, dễ làm cho cây phát ra những đợt lộc mới. Khi những lá non phát triển, nó sẽ ức chế quá  trình chín của nụ hoa, l;àm cho nụ thành thục không đều, kết quả là hoa sẽ nở không rộ và không đều vào những ngày Tết.

 Để giúp cho nụ mai chín đều trong giai đoạn này, cần phải bón hỗ trợ kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây già và thúc đẩy nụ hoa chín đều, quá trình phát dục của cây diễn ra tốt hơn, hoa sẽ nở rộ, thắm màu và lâu tàn.

maivangtet0009

   Sau đây là một ví dụ giới thiệu để tham khảo dựa trên kinh nghiệm bón phân của nhà vườn cho một cây mai đươc trồng trong chậu có kích thước 0.8m, đường kính gốc cây từ 4-6 cm, chiều cao 1.5 – 1.8 m, đường kính tán lá 0.8 -1m. Cây đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị suy yếu và bị bệnh. Chất trồng đã có bón lót phân hữu cơ:

  – Lần 1: từ tháng 1 đến tháng 5: khoảng 300g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) ngâm vào nước sau đó trước khi tưới cho cây mai, nhà vườn thường trộn thêm NPK có hàm lượng N cao từ 30-50g quậy đều và tưới cho cây.

 Trong thực tế, với liều lượng trên nhưng thông thường nhà vườn lại chia nhỏ ra để bón thành hai ba đợt trong đọt bón đầu năm, với cách bón như thế cây sẽ không bị sốc phân, cháy rễ và cây hấp thu lượng phân bón triệt để hơn.

  – Lần 2: từ tháng 6 đến tháng 9: khoảng 200g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) Phân NPK từ 30-50g có hàm lượng P cao ( có thể là DAP).

  Cách sử dụng cũng như làn 1, lượng phân cũng được chia nhỏ và bón thành nhiều lần để giúp cho cây hấp thụ phân một cách triệt để.

  – Lần 3: từ tháng 10 trở đi, lần này lượng phân cần từ 20 -30 g kali sunfat hay kali Clorua. Cũng có thể là kali nitrat để bón thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ.

  Có thể dùng  phân dơi để bón cho cây mai vào giai đoạn cuối năm cung rất tốt vì phân dơi chứa rất nhiều kali dễ tiêu.

  Lưu ý cho đến trước khi lảy lá khoảng 10-15 ngày thì ngưng bón phân hoàn toàn không để cho cây phát ra những đợt lộc mới.