Bài Viết Chọn Lọc
ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC ĐẤT VÀ THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ TRONG ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Posted On
October 8, 2018
at 3:56 am
by lovetadmin / Comments Off on ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC ĐẤT VÀ THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ TRONG ĐẤT ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Cấu tạo đất và thành phần không khí trong đất có ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Biết được thành phần và cấu tạo đất chúng ta sẽ có được phương án trồng và chăm sóc cây một cách khoa học và hiệu quả nhất.
thành phần thổ nhưỡng và cấu tạo đất
Cấu trúc và sa cấu của đất quyết định dung trọng của đất. Theo qui luật chung, dung trọng đất càng cao thì đất càng bị nén chặt, cấu trúc đất càng xấu, và độ rổng của đất càng thấp. Những điều kiện này thường được phản ảnh thông qua sự sinh trưởng của cây trồng bị giới hạn.
Dung trọng đất cao sẽ cản trở sự nẩy mầm của hạt giống và làm tăng sự trở ngại về mặt cơ học cho việc xuyên phá của rễ. Dung trọng cao làm giảm sự khuếch tán O2 vào các tế khổng trong đất, và sự hô hấp của rễ có liên quan trực tiếp đến sự cung cấp liên tục và đầy đủ khí này.
Trong điều kiện đồng ruộng, sự khuếch tán O2 vào đất được quyết định phần lớn bởi ẩm độ của đất, nếu dung trọng của đất không phải là yếu tố giới hạn. Trên 1 loại đất thoát thủy tốt cộng với cấu trúc tốt, thì hàm lượng O2 có thể không là yếu tố hạn chế sự sinh trưởng của cây ngoại trừ trong thời gian bị ngập nước, khi đó sự cung cấp O2 có thể hạn chế sự hấp thu ion.
Sự cung cấp O2 ở bề mặt hấp thu của rễ là 1 tiêu chuẩn đánh giá rễ cây có được cung cấp đủ oxygen hay không. Vì vậy, không chỉ là tổng lượng O2 của không khí trong đất mà tốc độ khuếch tán của O2 xuyên suốt phẫu diện đất để duy trì nồng độ đủ ở bề mặt rễ cũng rất quan trọng.
Với tốc độ khuếch tán O2 thấp, thì khi tăng tốc độ khuếch tán lên 1 ít có tác động rất lớn đến sự sinh trưởng của bắp trên các loại đất có độ phì nhiêu trung bình và cao, hơn là đất có độ phì nhiêu thấp. Khi đất có độ phì nhiêu đầy đủ có thể giúp cho cây trồng tăng trưởng tốt trong điều kiện ẩm độ đất cao.