TỔNG HỢP CÁC LOẠI THUỐC DIỆT NẤM BỆNH THƯỜNG DÙNG CHO CÂY CẢNH (CÂY KIỂNG) – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

TỔNG HỢP CÁC LOẠI THUỐC DIỆT NẤM BỆNH THƯỜNG DÙNG CHO CÂY CẢNH (CÂY KIỂNG)

Posted On July 3, 2018 at 4:04 am by / Comments Off on TỔNG HỢP CÁC LOẠI THUỐC DIỆT NẤM BỆNH THƯỜNG DÙNG CHO CÂY CẢNH (CÂY KIỂNG)

Những thuốc thường dùng phun cho cây hoa có: Tuzet, Zineb, Amobam, Boocđô, Bavistin… 

            Tuzet là thuốc diệt nấm có tính bảo vệ. Thuốc bột thấm nước 50%, thường pha loãng 1000 lần, phòng trừ các bệnh khô lá, đốm lá, thối gốc. Khi sử dụng cần chú ý không dùng lẫn với các thuốc có đồng, chì và thuỷ ngân, khi dùng với hợp chất có lân hữu cơ phải giảm bớt lượng dùng và pha xong phải dùng ngay. 

            Zineb là thuốc diệt nấm phun lên lá. Thuốc gia công có thuốc bột thấm nước 65% và 80%, khi phun pha loãng 500 lần, có thể phòng trừ bệnh đốm đen hoa nguyệt quế và hoa hồng, bệnh khô hoa trà và hoa đỗ quyên, bệnh đốm lá hoa cẩm chướng, hoa cúc, bệnh gỉ sắt. Khi dùng phải chú ý tránh dùng lẫn với thuốc có kiềm và không dùng với thuốc có đồng. 

            Amobam: sau khi phun thuốc xâm nhập vào cây nên có sức diệt nấm và không bị nước mưa rửa trôi, có thể dùng với nồng độ 1000 lần phòng trừ bệnh phấn trắng, bệnh thối cố rễ. 

            Topsin là một loại thuốc nội hấp rộng, thuốc gia công có thuốc bột thấm nước, lúc sử dụng có thể pha loãng 500 lần để phun mù phòng trừ bệnh thối hoa, bệnh đốm nâu, bệnh đốm xám cây hoa hồng, các bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng nhiều loài cây cảnh. Do dùng thuốc này có thể sinh ra tính chống chịu thuốc, có thể thay đổi cùng với các loại thuốc Tuzet, Zineb, Boocđô. 

            Nước Boocđô (Bordeaux) là một loại thuốc diệt nấm có tính bảo vệ, đối với nấm mốc sương, nấm mốc xám, bệnh đốm lá, bệnh đốm than…đều có hiệu quả phòng trừ tốt, nhất là phun 1-3 lần trước khi phát bệnh, hiệu quả dự phòng càng rõ rệt. 

               Nguyên liệu chủ yếu là CuSO45H20 (sunphát đồng), Cao (vôi) và nước. Tỷ lệ là 1:1: 100 (cùng lượng), 1:2:100 (gấp đôi lượng) và 1:0,5:100 (nửa lượng). Phương pháp pha chế là dùng hai bình (chậu, thùng) trước hết nghiền nhỏ sunphát đồng, bỏ vào một bình đổ ½ lượng nước vào, một bình khác bỏ vôi vào thêm ít nước khuấy tan rồi đổ hết ½ lượng nước còn lại, lọc sạch; sau đó cùng đổ hai bình vào bình to hơn, vừa đổ vừa khuấy, ta sẽ được một dung dịch nước màu xanh da trời trong. 

               Phương pháp dùng: Nếu pha chế cùng lượng thường phun vào thời kỳ sinh trưởng hoặc khi rụng lá; các pha chế lượng gấp đôi dùng khi bệnh phát triển nặng tính chống chịu của cây hoa mạnh và vào mùa xuân thu nhiệt độ môi trường không cao lắm; nửa lượng thường dùng trước kỳ phát bệnh hoặc bệnh mới chớm và khi hoa nảy chồi, có thể dùng bình phun thuốc nước và phun đều là được. 

               Cần chú ý pha xong dùng ngay, không để lại, sau khi pha không được đổ thêm nước, nên dùng bình pha chế và bình phun bằng nhựa để tránh bị ăn mòn, nếu dùng bình có kim loại thì dùng xong phải rửa sạch. Không dùng lẫn hoặc dùng sau đó các loại thuốc khác có chứa kiềm như hợp chất lưu huỳnh vôi. 

               Bavistin là một loại thuốc hiệu quả cao, độ độc thấo, có tác dụng phòng trừ nhiều loại bệnh và có tác dụng điều trị nhất định. Thuốc gia công có thuốc bột thấm nước 25%, 50%, có thể pha loãng 500 lần, phòng trừ các bệnh thối hoa, bệnh đốm lá, bệnh thối cổ rễ, bệnh phấn trắng, có thể dùng lẫn với thuốc trừ sâu Dipterex để tăng hiệu quả trừ sâu lẫn bệnh.  

(Nguồn: Hỏi đáp về kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh. Tập 1, Những kiến thức cơ bản về nuôi trồng hoa và cây cảnh / Jiang Qing Hai, GS.Trần Văn Mão . – Tái bản lần 2. – H : Nông nghiệp, 2004. – 115tr : Minh hoạ ; 19cm. Đăng ký cá biệt: VB20082064, VB20082065)