NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG HOA SẦU RIÊNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Cơ chế của hiện tượng rụng hoa sầu riêng:
Do một số tế bào ở cuống hoa bị chết tạo thành một tầng rời (tầng rời là lớp mỏng giữa trái và cuống). Cuống hoa và hoa sẽ tách rời khỏi cây và rơi xuống đất.
Nguyên nhân của hiện tượng này là khi Hoa sinh trưởng nhanh thì hàm lượng Auxin nội sinh không đủ để cung cấp cho hoa phát triển.
https://www.youtube.com/watch?v=27Yy_TR5Ybo
Để xem Video hướng dẫn cụ thể, mời Quý đọc giả xem tại đường link sau:
TÁC ĐỘNG CỦA AUXIN ĐẾN SỰ RỤNG HOA TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Nếu gặp một số điều kiện bất thuận thì sự tổng hợp Axit abxixic và Etylen tăng nhanh sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng hormone thực vật, từ đó thuận lợi cho sự rụng, tầng rời xuất hiện nhanh chóng.
Phân tích nguyên nhân:
1. Thiếu chất dinh dưỡng làm cho cây không đủ sức nuôi toàn bộ số hoa trên cây nên phải rụng bớt đi để tập trung dinh dưỡng nuôi số hoa còn lại. Vì thế cần phải bón phân (qua rễ và qua lá) để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này.
Bón phân đầy đủ, cân đối giữa phân hữu cơ, đạm và lân sau mỗi vụ thu hoạch để cây lấy lại sức phát triển thân lá, đủ khả năng nuôi được nhiều hoa về sau.
Lượng phân để bón được tính theo sản lượng quả mà cây đã đạt được hoặc dự kiến sản lượng cây sẽ cho thu hoạch.
Một thành phần cũng rất quan trọng sau thu hoạch đó là phân chuồng (phân hữu cơ). Bà con cần chú ý cung cấp đầy đủ lượng phân hữu cơ cần thiết cho cây.
Cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu qua lá và rễ. Với phân bón qua rễ đa số bà con bổ sung các yếu tố đa lượng như đạm – lân – kali – lưu huỳnh do các loại phân bón gốc thường không chứa hoặc chứa rất ít các thành phần dinh dưỡng trung lượng, vi lượng.
Vì vậy cây trồng thường bị thiếu hụt các nhóm dinh dưỡng vi lượng và trung lượng (như Ca, Mg, Zn, B, Mo, Fe, Cu, Si). Các nhóm dinh dưỡng trung vi lượng này tham ra vào quá trình sinh hóa và cấu tạo nên các bộ phận chính của tế bào thực vật.
Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng mất cân đối khiến cho các bó mạch dẫn của phần cuống phát triển mạnh, cùng với đó cây trồng thiếu Canxi, Silic làm cho các tế bào cuống dễ tách rời nhau ra, giảm tính liên kết do đó xảy ra hiện tượng nứt dọc cuống.
Chính vì những vấn đề trên khi chăm sóc cây sầu riêng bà con cần lưu ý bổ sung các thành phần dinh dưỡng trung vi lượng thông qua việc phun qua lá các dòng chế phẩm chứa các thành phần trung vi lượng (Ca, Mg, S, Cu, Fe, Zn, Bo, Mo).
Trong các yếu tố dinh dưỡng trên thì Mg-Ca-Si-Bo là các nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc làm hạn chế hiện tượng nứt dọc cuống và nứt trái.
Đồng thời, Mg được xem là một thành phần dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng cấu tạo nên diệp lục của cây.
Ở thời kỳ cây đậu quả non Mg giúp quả non và bộ lá có màu xanh tự nhiên qua đó thúc đẩy quá trình quang hợp (đồng hóa các chất dinh dưỡng).
Vai trò quan trọng của canxi là tham gia vào quá trình hình thành nên màng tế bào. Canxi kết hợp với axit pectinic tạo nên pectatcanxi có mặt ở lớp giữa của thành tế bào gắn chặt các tế bào với nhau thành một khối làm cho cuống hoa, cuống quả trở lên bền vững hơn do đó để chống rụng hoa, quả non cần phải bổ sung canxi cho cây ở thời kỳ trước ra hoa, thời kỳ ra hoa và đậu quả non.
Khi thiếu canxi thì pectancanxi không được hình thành vì thế mà hoa – quả non dễ bị rụng, quả dễ bị nứt. Thiếu canxi các tế bào tầng rời dễ dàng tách nhau ra gây nên hiện tượng rụng quả non sinh lý, nứt quả, nứt dọc cuống. Khi quả chín pectatcanxi bị phân hủy cho nên thịt quả mềm ra. Do đó pectatcanxi được xem như là chất kết dính giữa các tế bào với nhau khiến chúng trở nên bền vững hơn.
Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Canxi là một nguyên tố kém linh động, chúng hầu như không thể di chuyển giữa các bộ phận của cây và phần lớn chúng tập trung tại các lá già.
Canxi không thể di chuyển từ các bộ phận lá già sang lá non, hoa – quả non. Do đó trong thời kỳ ra hoa đậu quả non (đối với cây ăn quả) canxi thường bị thiếu hụt cục bộ.
Sự thiếu hụt canxivà Silic thường dẫn đến hiện tượng “tầng rời” cuống hình thành (gây nên hiện tượng rụng quả) hoặc các tế bào phần cuống dễ bị nứt khi thiếu Canxi – Silic.
Thiếu canxi và Silic cùng với các yếu tố dinh dưỡng vi lượng trong thời gian dài khiến cho quả dễ bị nứt, giảm chất lượng và mã quả.
Thực tế cho thấy đa số các dạng canxi hiện nay trên thị trường được bán dưới dạng phân bón lá có hỗn hợp với một số thành phần trung – vi lượng khác, các dạng canxi này hầu hết tồn tại dưới dạng ion (dạng muối có chứa Ca2+), khi phun qua lá các ion Ca2+ này thường xảy ra các phản ứng trao đổi với các axít yếu như axít cacbonic (axít H2CO3 – có trong môi trường tự nhiên) làm kết tủa ở dạng không tan, khó hấp thu (dạng CaCO3).
Axít H2CO3 được hình thành trong tự nhiên do sự kết hợp giữa khí CO2 và hơi nước (mưa axít). Theo đó hơi nước và khí CO2 có trong tự nhiên sẽ kết hợp với nhau tạo thành axít H2CO3. Axit H2CO3 sau đó phân ly ra CO32-. GốcCO32- tiếp tục phản ứng trao đổi với Canxi (Ca2+) tạo thành dạng canxi mà cây không hấp thu được (CaCO3).
CO32- + Ca2+ ==> CaCO3 (Canxi ở dạng khó tan, khó hấp thu)
Như vậy qua phân tích trên có thể nói nếu phun các dạng Canxi thông thường (công nghệ truyền thống) các dạng canxi này sẽ dễ dàng bị chuyển sang dạng khó hấp thu (CaCO3) do vậy cây trồng vẫn bị thiếu Canxi.
Điều này có nghĩa là khi có mưa nhiều, lượng axít được hình thành đặc biệt là sự xuất hiện các axít yếu H2CO3 nếu sử dụng các dạng canxi dạng muối thông thường thì chúng sẽ bị phản ứng hóa học và chuyển thành dạng khó hấp thu.
Trong quá trình chăm sóc cây ăn quả, rất nhiều bà con vẫn thường xuyên bổ sung canxi cho cây tuy nhiên không đạt được hiệu quả như mong muốn (vẫn hình thành tầng rời cuống hoa, cuống quả, nứt quả rụng quả vẫn xảy ra) dẫn đến hiện tượng rụng hoa và quả non hàng loạt đặc biệt trong điều kiện tự nhiên bất lợi (mưa nhiều, ẩm cao, sâu bệnh).
Điều này là do hiệu suất hấp thu canxi thấp hoặc canxi bị giữ lại ở dạng khó tiêu, khó tan, khó hấp thu, cây không có đủ lượng canxi cần thiết để duy trì sức sinh trưởng. Mặt khác canxi là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng không di động cho nên ở thời kỳ ra hoa đậu quả cây thường bị thiếu hụt canxi, cây trồng khi thiếu hụt canxi thường dẫn đến hiện tượng rụng hoa-quả non và nứt quả.
Do đó khi bổ sung Canxi cho cây nhất là giai đoạn ra hoa, đậu quả bà con nên bổ sung các dạng canxi dễ hấp thu, có tính chất giải phóng Canxi (Ca2+) liên tục trong nhiều thời điểm, ở mọi điều kiện cho dù là điều kiện thời tiết không thuận lợi tất nhiên cần quan tâm lưu ý bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng trung – vi lượng khác, tránh mất cân đối dinh dưỡng.
Giải pháp khắc phục tình trạng trên đó là sử dụng nano canxi phun qua lá. Nano canxi có tính chất vượt trội và linh động. Ở kích thước nano các nguyên tử bề mặt có năng lượng rất thấp, không bị các lớp ngoài che chắn nên chúng dễ dàng được giải phóng do đó các hạt nano canxi có khả năng sinh ra liên tục các ion Ca2+ dễ tiêu, cây hấp thu tốt, qua đó giảm hiện tượng rụng hoa và quả non.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng sử dụng nano canxi giúp cây trồng dễ dàng hấp thu dinh dưỡng Canxi hơn hàng trăm lần so với canxi thông thường qua đó giảm khả năng thiếu canxi do các hạt nano canxi có kích thước rất nhỏ, khi phun qua lá cây dễ hấp thu.
Do đó trong thời kỳ ra hoa đậu quả non, nuôi quả phát triển bà con nên sử dụng chế phẩm nano canxi kết hợp với nano canxi cacbonat phun qua lá cho cây, định kỳ phun 7-10 ngày/lần.
Tác dụng cơ bản của chế phẩm nano canxi và nano canxi cacbonat là: chống tác hại mưa axít, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng canxi cho cây, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi, giảm tối đa hiện tượng rụng quả non, hạn chế nứt quả và nứt dọc cuống quả.
Ngoài phân bón gốc, ở giai đoạn cây đã có quả non bà con nên sử dụng phân bón lá hữu cơ phun qua lá, để lá hấp thụ dinh dưỡng nhanh nhất nhất nuôi và giữ hoa, giúp hoa phát triển đồng đều, sáng hoa.
Một nguyên nhân khác gây rụng là do dinh dưỡng không phù hợp. Ở giai đoạn này, thừa, thiếu hay mất cân bằng dinh dưỡng đều dẫn đến tác hại do làm thay đổi sinh lý của cây.
Ví dụ:
Việc cung cấp thừa đạm dẫn đến phát triển ngọn và cạnh tranh trực tiếp dinh dưỡng với trái, làm chất lượng trái giảm sút. (Đối với hiên tương này trên cây Sầu riêng thường hay bi rụng trái, thâm chí rụng hết trái.)
Khi đã cố định được lượng trái trên cây thì cần giữ được chúng cho đến tận ngày thu hoạch mà sử dụng phân bón đầy đủ, cân đối trung vi lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Một vấn đề cần lưu ý là để trái có chất lượng thì ngoài đạm, lân, kali thì cây trồng cần có các trung và vi lượng, đặc biệt là canxi, mangan, bo. Do đó cần bổ sung thêm các trung vi lượng có thể phun qua lá hoặc bón gốc.
2. Nước
Thiếu nước
Vào mùa khô cây không được cung cấp đầy đủ và liên tục về nước khi chuyển mùa lượng nước mưa thay đổi đột ngột , điều này có thể làm cho cây bị sốc . Những cây không có nước tưới thường xuyên bỗng nhiên tiếp nhận một lượng nước lớn làm sinh lý cây thay đổi đột ngột, dẫn đến hiện tượng rụng hoa ( hoa và trái non là phần dễ bị tác động nhất của cây).
Thay đổi đột ngột môi trường nước
Vào mùa khô cây không được cung cấp đầy đủ và liên tục về nước khi chuyển mùa lượng nước mưa thay đổi đột ngột , điều này có thể làm cho cây bị sốc . Những cây không có nước tưới thường xuyên bỗng nhiên tiếp nhận một lượng nước lớn làm sinh lý cây thay đổi đột ngột, dẫn đến hiện tượng rụng hoa ( hoa và trái non là phần dễ bị tác động nhất của cây).
3. Điều kiện khí hậu và thời tiết thay đổi đột ngột.
Vào thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa gié, hoa,trái còn non, tầng rời còn yếu nên nếu gặp những đợt gió mạnh hay mưa nặng hạt dài ngày có thể làm rụng hàng loạt.
Mặt khác ở các giai đoạn chuyển mùa (giữa mùa mưa) thời tiết nắng nóng kéo dài ngày cũng làm cho cây đột ngột mất đi một lượng nước lớn trong cây , chúng ta không cung cấp đầy đủ kịp thời, khi trời mưa to cây được cung cấp nước cũng dễ làm cho hoa rụng hàng loạt.
4. Côn trùng gây hại.
Đối với cây sầu riêng những đợt ra hoa đầu vụ chính là thời điểm bọ xít lưới chích hút gié tiêu làm rụng hàng loạt. Ngoài bọ xít lưới còn 1 số đối tượng khác như nhện đỏ, bọ xít, rầy xanh, ruồi đục lá, bọ ánh kim, bọ ánh kim nâu…. cũng tấn công và gây ra hiện tượng tương tự.
Đặc điểm gây hại của chúng là chích hút nhựa ở lá non, gié hoa làm rụng lá, rụng gié thậm chí rụng đọt non gây thiệt hại rất lớn về năng suất. Vết bệnh trên lá là những chấm đen nhỏ li ti từ 1- 5 mm tuỳ theo đối tượng
Do đó để tăng năng suất cây trồng, bên cạnh biện pháp xúc tiến hình thành quả, cần ngăn ngừa hiện tượng rụng nụ, hoa và quả non. Ðể ngăn chặn sự hình thành tầng rời thì phải bổ sung thêm auxin ngoại sinh.
Người ta sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng như α-NAA, GA, SADH cho cây. Nồng độ xử lý thích hợp phụ thuộc vào từng loại chất và loại cây trồng. Ðể ngăn chặn giai đoạn rụng quả non người ta phun lên hoa hoặc quả non của nho dung dịch GA với nồng độ từ 1- 20 ppm.
Ðối với lê phun α-NAA với nồng độ 10 ppm hoặc SADH 1000 ppm đều có hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn sự rụng của quả trước và lúc thu hoạch. Ðối với táo xử lý α-NAA nồng độ 20 ppm vào lúc quả có biểu hiện bắt đầu rụng thì kéo dài thời gian tồn tại của quả trên cây thêm một số ngày nữa.
Do bộ rễ bị sâu bệnh tấn công làm giảm chức năng sinh lý của bộ rễ
Khi bộ rễ bị sâu bệnh tấn công, tuyến trùng gây hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hút dinh dưỡng khoáng nuôi các bộ phận trên mặt đất.
Bộ rễ có thể bị ảnh hưởng một phần chức năng sinh lý dẫn đến khả năng thiếu hụt dinh dưỡng. Sự mất cân bằng dinh dưỡng và thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng nứt quả, rụng quả.
5. Bệnh hại