CÁCH TRỊ BỆNH ĐỐM LÁ VI KHUẨN TRÊN CÂY ĐẬU TƯƠNG
Bệnh đốm gỉ do vi khuẩn Xanthomonas phaseoli pv. sojense và bệnh đốm góc do vi khuẩn Pseudomonas glycinea.
1. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
– Bệnh đốm gỉ: Trên lá, triệu chứng bệnh xuất hiện ở dạng đốm nhỏ nổi trên mặt lá như các mụn loét nên trông rất dễ nhầm lẫn với bệnh gỉ sắt đậu tương do nấm gây ra.
– Vi khuẩn gây bệnh phân lập từ đậu tương có dạng hình gậy, kích thước từ 0,5 – 0,9 x 1,4 – 2àm có hai lông roi, không có vỏ nhờn, gram âm.
– Các đặc tính sinh hoá của nó tương tự như của loài Xanthomonas phaseoli hại trên các cây họ đậu khác (Phaseolus). Vi khuẩn xâm nhập qua lỗ khí, tiến hành quá trình lan truyền trong nhu mô lá và gây hại cho cây.
– Bệnh đốm góc: Triệu chứng bệnh thể hiện ở trên lá là những vết đốm nhỏ (3mm) lúc đầu ngậm nước trong giọt dầu, vàng nhạt, về sau chuyển sang màu nâu đen, vết bệnh có góc cạnh, không đều đặn.
Nhiều vết bệnh liền nhau, chi chít trên phiến lá. Khi ẩm ướt từ vi khuẩn có thể tiết ra màng dịch vi khuẩn.
Bệnh có thể hiện trên thân và quả. Vi khuẩn gây bệnh có dạng hình gậy, kích thước từ 1,2 – 1,5 x 2,3 – 3 µm có lông roi ở một đầu, có vỏ nhờn, gram âm, chịu axít kém.
Khuẩn lạc của vi khuẩn co màu trắng xám, nhẵn bóng. Vi khuẩn có khả năng phân giải sữa, tạo NH3, có khả năng rất yếu hoặc không tạo ra khí indol, không khử nitrat, không phân giải gelatin. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng phát triển là 24 – 260C, nhiệt độ tối đa là 350C và tối thiểu là 20C. Nhiệt độ làm cho vi khuẩn chết là 48 – 490C trong 10 phút.
2. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh
Nguồn bệnh của hai loài vi khuẩn gây bệnh đốm lá đậu tương tồn tại chủ yếu trên hạt giống, trên tàn dư cây bệnh. Vi khuẩn không truyền qua đất vì nó rất nhanh bị chết ở trong đất khi tàn dư đã hoai mục.
Bệnh đốm lá vi khuẩn phát sinh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất để bệnh phát triển từ 26 -300C.
Bệnh phát sinh gây hại ở tất cả các thời vụ trồng đậu tương, mức độ nhiễm bệnh ở mỗi thời vụ có khác nhau. Vụ đậu tương xuân và hè thu, bệnh thường phát sinh gây hại nặng. Còn ở vụ đậu tương đông thì bệnh thường phát sinh gây hại nhẹ hơn.
Hầu hết các giống đậu tương đang gieo trồng ngoài sản xuất đều có thể nhiễm bệnh, bệnh có xu thế phát sinh gây hại nặng trên những giống đậu tương nhập nội, lai tạo, có năng suất cao.
3. Biện pháp phòng trừ