PHÂN LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

PHÂN LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Posted On May 8, 2018 at 10:37 am by / Comments Off on PHÂN LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên rau hiện nay phải đạt được 3 yêu cầu là:

– Bảo vệ được năng suất và phẩm chất cây rau

– Bảo vệ các loại sinh vật có ích (thiên địch)

– An toàn cho con người và môi trường.

   Hiện nay đã ra đời phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (biện pháp quản lý dịch hại dựa trên nhiều biện pháp trong đó phương pháp được dùng nhiều nhất là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)).

   Do đó am hiểu về thuốc chính là chìa khoá giúp mở cánh cửa đạt được mục tiêu trên.

 

Có quá nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường – Ảnh minh hoạ

   Thuốc bảo vệ thực vật thực chất là những hợp chất độc có trong tự nhiên hoặc được tổng hợp từ các chất hoá học dùng để phòng, trừ dịch hại trên cây trồng.

  1. Phân loại 

   Có nhiều cách phân loại thuốc bảo vệ thực vật: như theo công dụng (đối tượng) phòng trừ, theo gốc hoá học,,.. Các gốc có nguồn gốc khác nhau thì tính độ khác nhau. Dưới đây, ta sẽ xem xét mức độ độc hại thông qua cách phân loại sau:

– Nhóm thuốc thảo mộc: có độ độc cấp tính cao nhưng mau phân hủy trong môi trường. 

– Nhóm clo hữu cơ: DDT, 666,.. nhóm này có độ độc cấp tính tương đối thấp nhưng tồn lưu lâu trong cơ thể người, động vật và môi trường, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. 

– Nhóm lân hữu cơ: Wofatox Bi-58,..độ độc cấp tính của các loại thuốc thuộc nhóm này tương đối cao nhưng mau phân hủy trong cơ thể người và môi trường hơn so với nhóm clo hữu cơ. 

– Nhóm carbamate: Mipcin, Bassa, Sevin,…đây là thuốc được dùng rộng rãi bởi vì thuốc tương đối rẻ tiền, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tương tư nhóm lân hữu cơ. 

– Nhóm Decis, Sherpa, Sumicidine, nhóm này dễ bay hơi và tương đối mau phân hủy trong môi trường và cơ thể người. 

– Các hợp chất pheromone: Là những hóa chất đặc biệt do sinh vật tiết ra để kích thích hành vi của những sinh vật khác cùng loài. Các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng (Nomolt, Applaud,…): là những chất được dùng để biến đổi sự phát triển của côn trùng. Chúng ngăn cản côn trùng biến thái từ tuổi nhỏ sang tuổi lới hoặc ép buộc chúng phải trưởng thành từ rất sớm: Rất ít độc với người và môi trường. 

– Nhóm thuốc trừ sâu vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV,….): Rất ít độc với người và các sinh vật không phải là dịch hại. 

– Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác, một số sản phẩm từ dầu mỏ được dùng làm thuốc trừ sâu. 

   Tại Việt Nam, để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, hàng năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng. Trong danh mục được phép sử dụng năm 2010 có 437 hoạt chất thuốc trừ sâu với 1.196 tên thương phẩm, 304 hoạt chất thuốc trừ bệnh với 828 tên thương phẩm,…. Tuy được phép sử dụng nhưng thuốc BVTV cũng có nhiều tác động đến cây trồng và hệ sinh thái, cụ thể như: 

– Ở liều quá cao cũng làm cây trồng ngộ độc cấp tính hoặc ngộ độc mãn tính. Ở liều quá thấp, một số thuốc có tác dụng kích thích nhất định đối với sinh trưởng của cây trồng. 

– Dùng hóa chất BVTV sẽ ảnh hưởng đến quần thể sinh vật: tăng loài này và giảm loài kia….. 

– Cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc. Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt. 

  1. Cách sử dụng đúng, hiệu quả và hợp lýthuốc bảo vệ thực vật

   Để việc sử dụng hóa chất đạt được yêu cầu trên tức là: vừa giữ được năng suất, phẩm chất, chất lượng rau mà vừa bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng rau và cả người trồng rau thì người trồng rau cần phải áp dụng một số nguyên tắc chính như sau: 

2.1. Không sử dụng thuốc quá độc 

– Thuốc BVTV nào cũng độc nhưng mức độ độc thay đổi tùy theo loại thuốc. 

   Để thể hiện mức độ độc hại của mỗi loại thuốc, người ta sử dụng chỉ số gây độc cấp tính LD 50 hay còn gọi là liều gây chết trung bình căn cứ thử nghiệm trên thỏ hoặc chuột bạch. Chỉ số LD 50 càng thấp thì thuốc càng độc, và ngược lại chỉ số LD 50 càng cao thì thuốc càng ít độc. Ví dụ: LD 50 của Furadan (Carbofuran) bằng 8-14 mg/kg là thuốc rất độc, Chỉ số LD 50 của Trebon (Ethofenprox) là 21.440 mg/kh nên thuốc ít độc hơn nhiều. Căn cứ vào chỉ số LD 50 người ta chia các thuốc BVTV ra thành 4 cấp độc từ I đến IV. Cấp I là cực độc, cấp II là độc, cấp III là độc trung bình và cấp IV là tương đối ít độc. Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc. 

   Khi sử dụng thuốc BVTV trên rau, không nên dùng các thuốc BVTV nhóm clo, nhóm Lân, tuyệt đối không nên dùng thuốc cấp độc I. Trong điều kiện cây con thì có thể sử dụng thuốc cấp độc II. 

  

Phân nhóm và ký hiệu

LD 50 qua miệng (mg/kg)

LD 50 qua da (mg/kg)

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng

Ia, Ib. Rất độc

Vạch màu đỏ

<50

<200

<100

<400

II. Độc cao

Vạch màu vàng

50-500

200-1000

100-1000

400-4000

III. Nguy hiểm

Vạch màu xanh lam

>500

> 2000

> 1000

>4000

IV.Cẩn thận

Vạch màu xanh lá cây

“Cẩn thận”

 

 

 

2.2. Không sử dụng thuốc lâu phân hủy 

   Khi phun thuốc vào môi trường, thuốc sẽ bị phân hủy dần dần do các tác động của mặt trời, hoạt động sinh hóa trong cây trồng, nhiệt độ, vi sinh vật,… cho đến khi hoàn toàn không còn chất độc nữa. Tuy nhiên tốc độ phân hủy nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng loại thuốc. Có loại nhanh phân hủy, có loại rất lâu phân hủy. 

– Nói chung các loại thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ rất lâu phân hủy; nhóm lân hữu cơ, nhóm carbarmate có tốc độ phân hủy trung bình; nhóm cúc tổng hợp, nhóm thảo mộc và nhất là nhóm thuốc vi sinh phân hủy rất nhanh. 

– Trên cây rau cần sử dụng các thuốc nhanh phân hủy như thuốc vi sinh (BT, NPV,…) thảo mộc (Rotenon, Nicotine, Neem,…), cúc tổng hợp (Baythroid, Cyperan, ) để hạn chế dư lượng thuốc BVTV còn lại sau thu hoạch. Không nên dùng các nhóm thuốc thuộc nhóm clo hữu cơ và lân hữu cơ trên rau. 

  1. Không sử dụng các loại thuốc có lượng hoạt chất sử dụng quá cao 

   Khi sử dụng các thuốc có lượng hoạt chất cao cho một đơn vị diện tích rau thì dư lượng còn lại sau thu hoạch chắc chắn sẽ cao. Thường các thuốc nhóm clo, lân và carbamate có lượng hoạt chất sử dụng trên một đơn vị diện tích rất cao (khoảng 1.000-2.000 gr cho 1 ha rau). Các thuốc thuộc nhóm cúc tổng hợp và một số thuốc khác có lượng hoạt chất sử dụng cho 1 ha vào khoảng 50-100 gr/ha. Có loại chỉ vài chục gr/ha (Vertimec,..). Do vậy mà các loại thuốc này ít để lại dư lượng cao trên rau. 

   Trên nông sản, đặc biệt là trên cây rau không nên sử dụng các thuốc nhóm clo, lân hữu cơ và carbamte để tránh để lại dư lượng cao khi thu hoạch. 

  1. Không dùng quá liều qui định 

   Nếu dùng quá liều qui định thì dư lượng để lại sẽ cao hơn bình thường. Trong trường hợp giữ đúng thời gian cách ly nhưng nếu dùng quá liều qui định thì khả năng dư lượng còn lại khi thu hoạch vẫn có thể cao hơn mức an toàn. 

   Vì vậy, khi một loại thuốc nào đó đã bị sâu hại kháng thì không nên tăng liều lượng phun mà nên thay đổi loại thuốc khác. 

  1. Đảm bảo thời gian cách ly 

   Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản. 

   Lịch sử dụng thuốc trừ sâu trên một vụ rau được khuyến cáo như sau: 

– Thời gian đầu: sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao như thuốc nhóm điều hòa sinh trưởng, thuốc nhóm vi sinh vì giai đoạn này thường mật số sâu còn thấp và cần bảo vệ các loài thiên địch tự nhiên để không chế mật số sâu hại. 

– Giừa giai đoạn: thường có các cao điểm sâu hại xuất hiện thì nên dùng thuốc nhóm cúc hoặc nhóm khác đặc trị để khống chế mật số, giảm áp lực sâu hại vào giai đoạn thu hoạch. 

– Giai đoạn giáp hạt: nên chọn các thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc hoặc các loại thuốc khác nhưng có thời gian cách ly ngắn (thuốc nhanh phân hủy, ít độc) để bảo đảm không còn tồn dư dư lượng khi thu hoạch và bảo vệ cây rau trong giai đoạn gần thu hoạch. 

   Tóm lại, trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây rau, biện pháp dùng thuốc là biện pháp quan trọng, không thể thiếu trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải đúng kỹ thuật và khôn khéo nhất sẽ giúp cho: 

– Giảm số lần phun thuốc. 

– Giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng tồn dư dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép trên sản phẩm rau khi đưa ra thị trường để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc do ăn rau có dư lượng thuốc BVTV vượt mức. 

– Giảm thiểu mức độ xâm nhiễm thuốc độc hại vào cơ thể của người trồng rau. 

– Bảo vệ các sinh vật có ích trên ruộng rau. Chính điều này lại tạo áp lực giảm bớt mật số của các loài côn trùng và do đó giảm việc dùng thuốc. 

– Bảo vệ môi trường sống, tránh ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV. 

   Tóm lại, vấn đề quan trọng nhất trong sử dụng hóa chất để bảo vệ tài nguyên thực vật không chỉ là số lần sử dụng/vụ rau trong đó quan trọng nhất là giai đoạn giáp hạt (giai đoạn gần thu hoạch) đã sử dụng thuốc gì? liều lượng sử dụng ra sao? Và cuối cùng là nông sản có tồn dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép không? Nông sản sẽ không tồn dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép nếu tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách. 

Nguồn: SNNPTNT-TPHCM