DANH MỤC CÁC HOẠT CHẤT PHỔ BIẾN TRỪ RẦY – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

DANH MỤC CÁC HOẠT CHẤT PHỔ BIẾN TRỪ RẦY

Posted On April 4, 2018 at 2:24 am by / Comments Off on DANH MỤC CÁC HOẠT CHẤT PHỔ BIẾN TRỪ RẦY

  1. Hoạt chất Dinotefuran

–      Nhóm thuốc Neonicotinoid.

–      Nhóm độc III (WHO).

–      Thuốc có tác dụng tiếp xúc và nội hấp.

–      Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc. Hiệu lực của thuốc thể hiện rõ ngay sau vài giờ phun thuốc.

–      Lượng dùng: Thuốc dạng 20WP dùng 50-100 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Clothanindin.

–      Nhóm thuốc Neonicotinoid.

–      Nhóm độc III (WHO).

–      Thuốc có tác dụng nội hấp.

–      Thuốc có hiệu quả cao khi phòng trừ rầy non và rầy trưởng thành và có thể bảo vệ cây lúa non 5 ngày sau khi phun thuốc.

–      Lượng dùng: Thuốc dạng 16WGS dùng 140 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Thiamethoxam

–      Nhóm thuốc Neonicotinoid.

–      Nhóm độc III (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây, thuốc được hấp thu nhanh vào cây và có tính hướng ngọn.

–      Thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.

–      Liều lượng sử dụng: Dạng 25 WG dùng 25 – 80 g/ha. Lượng nước phun là 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Pymetrozine

–      Nhóm thuốc Pyridine azomethine.

–      Nhóm độc III (WHO).

–      Thuốc có tác dụng nội hấp, làm ngưng hoạt động của hệ tiêu hoá.

–      Lượng dùng: Thuốc dạng 50WG dùng 300 g/ha. Lượng nước phun là 480 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Imidacloprid

–      Nhóm Neonicotionoid.

–      Nhóm độc II (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc và lưu dẫn. Khi phun vào cây thuốc được hấp thu nhanh chóng và có tính hướng ngọn.

–      Thuốc diệt trừ nhanh rầy non và rầy trưởng thành.

–      Lượng dùng:

    Thuốc dạng 100 SL dùng 0,4- 0,5 L/ha pha trong 400 lít nuớc.

    Thuốc dạng 10 WP, 100 WP dùng 0,4- 0,5 kg/ha pha trong 400 L nước.

    Thuốc ở dạng 700 WG dùng 40 g/ pha trong 400 L nước.

    Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Fenobucarb

–      Nhóm thuốc Carbamate.

–      Nhóm độc II (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, không lưu dẫn.

–      Thuốc diệt rầy non và rầy trưởng thành, không diệt trứng.

–      Liều lượng sử dụng: 1,5 – 2,0 L /ha, pha trong 400 L nước. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Isoprocarb

–      Nhóm thuốc Carbamate.

–      Nhóm độc II (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc có tính xông hơi nhẹ.

–      Lượng dùng:

Thuốc dạng 20 EC dùng 1,5-2,0 L/ha pha trong 400 L nước.

Thuốc dạng 25WP dùng 1,5-2,0 kg /ha pha trong 400 L nước.

Thuốc dạng 50WP dùng 0,7-1,0 kg/ha pha trong 400 L nước.

Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Abamectin

–      Nhóm thuốc Avermectin.

–      Nhóm độc Ib (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.

–      Thuốc có tác dụng trừ rầy non và rầy trưởng thành hiệu quả cao.

–      Lượng dùng: dạng 1.8EC: 0.25 – 0.5 lít/ha; dạng 3.6EC: 0.2 – 0.4 lít/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Fipronil.

–      Nhóm thuốc Phenyl pyrazoles.

–      Nhóm độc II (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.

–      Lượng dùng: dạng 0.3G: 10 kg/ha; dạng 5SC: 0.4 – 0.5 lít/ha; dạng 800WG: 25- 30 g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun hoặc rải thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Chlorpyrifos Methyl.

–      Nhóm thuốc Organophosphate.

–      Nhóm độc II (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.

–      Thuốc có tác dụng xử lý hạt giống.

–      Lượng dùng: dạng 40EC: 25ml/ 20 lít nước/ 15- 20 kg.hạt giống. Ngâm hạt giống vào trong dung dịch thuốc từ 12-14 giờ, sau đó vớt ra ủ bình thường.

  1. Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl.

–      Nhóm thuốc Organophosphate

–      Nhóm độc II (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.

–      Lượng dùng: 0.4 – 0.6 kg/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Acetamiprid.

–      Nhóm thuốc Neonicotinoid

–      Nhóm độc II (WHO).

–      Thuốc có tác động tiếp xúc và vị độc.

–      Lượng dùng: dạng 200WP: 300 – 500 g/ha; dạng 200EC: 300 – 400 ml/ha; Lượng nước phun 400 lít/ha. Phun thuốc khi rầy non mới nở, tuổi còn nhỏ.

  1. Hoạt chất Buprofezin

–      Nhóm điều tiết sinh trưởng côn trùng

–      Nhóm độc III (WHO)

–      Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi yếu không lưu dẫn. Thuốc kiềm hãm tổng hợp chitin, cản trở quá trình lột xác của rầy non, làm rầy non bị chết. Thuốc không diệt được rầy trưởng thành nhưng làm hạn chế khả năng đẻ trứng của chúng. Hiệu lực của thuốc thể hiện chậm (sau 2-3 ngày khi rầy non lột xác mới chết nhưng thời gian duy trì hiệu lực kéo dài).

–      Lượng dùng:

    Thuốc ở dạng 10 WP hoặc 10 BTN dùng 1,0 – 1,2 kg/ ha pha trong 400 L nước.

    Thuốc ở dạng 25 WP dùng 0,6 kg/ha pha trong 400 L nước.

    Chú ý : Phun thuốc khi rầy non mới nở, rầy tuổi còn nhỏ.

  1. Có thể dùng các loại thuốc BVTV có chứa hỗn hợp các hoạt chất trên như trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở ViệtNam.