CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH HÉO ĐỌT TRÊN CÂY HOA VẠN THỌ
Triệu chứng:
Bệnh do vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, làm thối rễ, cây bị bệnh lá héo rũ đột ngột nhưng vẫn xanh, triệu chứng héo của cây diễn rất nhanh, chỉ trong một vài ngày lá cây chết hoàn toàn.
Những lá non héo trước, sau đó héo toàn cây. Cắt ngang gốc, thân cây bệnh thấy bó mạch thâm đen, bóp chặt vào gần chổ miệng cắt có dịch nhờn vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.
Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanaccearum gây ra. Bệnh có thể gây hại ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây nhưng thường gây hại nhiều ở giai đoạn cây đang tăng trưởng mạnh đến lúc ra nụ hoa.
Môi trường gây bệnh:
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất và tàn dư cây bệnh. Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, gốc thân, thân và cuống lá qua vết thương cơ giới do quá trình canh tác, côn trùng, tuyến trùng,…Bệnh lây lan từ cây này sang cây khác bằng nhiều con đường khác nhau như qua nước tưới, nước mưa, hạt giống…
Phòng và trị bệnh:
Phòng bệnh:
Trước khi gieo trồng vụ mới, bà con nên xử lý đất (làm sạch đất) với kháng sinh, ví dụ: streptomycin, ningnamycin, tetracyline,…( Một số thuốc đề xuất cho bà con tham khảo: Anlisa 102Wp, ASANA 2SL,
TIÊU KHUẨN, …)
– Vệ sinh ruộng hoa sạch sẽ, thu gom tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng, tiêu huỷ để giảm bớt nguồn bệnh. Tuyệt đối không được vứt bỏ những tàn dư cây bệnh xuống mương nước tưới cho hoa.
– Lên luống trồng vạn thọ phải cao ráo. Mật độ trồng vừa phải, không trồng dày.
– Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục ngay từ đầu vụ kết hợp sử dụng nấm Trichoderma. Không bón quá nhiều phân đạm.
– Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh để tránh lây lan.
– Khi phát hiện bệnh, hạn chế tưới nước vào buổi chiều tối và tưới thẳng lên hoa.
Trị bệnh:
Đối với bệnh héo xanh vi khuẩn nên sử dụng thuốc đặc trị vi khuẩn như: Tiêu khuẩn, Sat 4SL, Elcarin,..
Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033