QUY TRÌNH KĨ THUẬT XỬ LÝ RA HOA XOÀI TRÁI VỤ – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Bài Viết Chọn Lọc

QUY TRÌNH KĨ THUẬT XỬ LÝ RA HOA XOÀI TRÁI VỤ

Posted On September 27, 2017 at 5:49 am by / Comments Off on QUY TRÌNH KĨ THUẬT XỬ LÝ RA HOA XOÀI TRÁI VỤ

Xử lý ra hoa xoài trái vụ bằng Paclobutrazole kết hợp canh tác:

1. Sau thu hoạch:

Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu tạo tán thưa để cây nhận được nhiều ánh sáng.

Phun thuốc Super Cook 85WP để rửa vườn phòng trừ nấm, mốc, rêu tảo trên cành, tán, xịt Perthrin50EC để xua đuổi côn trùng chích hút và sâu hại.

Bón phân: giúp cho cây ra đọt mập và tập trung nhằm để cho việc ra hoa đậu trái sau này được tốt hơn. Có thể sử dụng phân NPK 15-15-15 cùng với phân hữu cơ viên nở Hà Lan Agrogold 4-3-2 liều lượng 5-15kg/cây.

Còn tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của cây và năng suất vụ trước mà ta bón lượng phân cho phù hợp. Kết hợp với Humiking và trung vi lượng rải gốc để tái tạo rễ mới phục hồi sinh trưởng

Phun Fertilon Combi kết hợp phân bón lá giàu Amino acid giúp cây bổ sung đầy đủ dưỡng chất và hóc môn sinh trưởng cần thiết, cây thêm “nội lực” cho thời kỳ “hành xác” thiếp theo.

Tưới nước: 1-2 ngày/lần giúp cho cây ra đọt non tốt. Sau khi cây ra đọt non có thể tưới 1-2 lần/tuần.

2. Giai đoạn tạo mầm hoa và xử lý bằng Biadmin 15WP

Bidamin 15WP (Paclobutrazol – PBZ) là chất ức chế sinh trưởng, giúp tạo mầm hoa nhanh hơn bình thường.

Thời điểm xử lý:

Tùy tình trạng sinh trưởng của cây, tùy điều kiện thực tế mà có thể để từ 1 đến 3 cơi đọt thì có thể tiến hành xử lý ra hoa, tốt nhất là khi ra lá non lần 2.

Bà con nên tiến hành xử lí khi lá non đã phát triển hoàn toàn, lá có màu đồng (15-20 ngày tuổi) hay lá có màu đọt chuối đến màu xanh nhạt.

Không nên xử lý hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm).

Xử lý PBZ khi đọt non mới nhú sẽ làm cho đọt ngắn, lá nhỏ, không phát triển được

Chỉ nên phun Bidamin cho cây đã đạt trên 4- 5 năm tuổi trong tình trạng sung sức, những cây suy yếu tuyệt đối không xử lý

Liều lượng và cách xử lý

Dùng bàn chải sắt hoặc lưỡi dao cũ cạo sạch lớp địa y, rêu, vẩy mốc bám xung quanh vỏ trên thân cây từ mặt đất trở lên 30cm.

Dùng len hay cuốc, xẻng làm một rảnh chứa nước dưới đất sát gốc xoài
 
Liều lượng: 1-2g nguyên chất/1mét đường kính tán xoài. Như vậy cây có đường kính tán 3m thì sử dụng 30g Bidamin 15WP hay đường kính tán xoài 7m thì sử dụng 70g Bidamin 15WP.

Pha lượng hóa chất đã tính theo đường kính tán xoài với 5-10 lít sạch, tưới vào thân cây từ khoảng cao 50cm cho thuốc chảy dài xuống gốc và đọng vào rãnh.

LƯU Ý: 

Sau khi tưới Bidamin 15WP, cần tưới nước giữ ẩm liên tục trong 2-3 tuần để tăng hiệu quả hấp thu thuốc.

Cây còn tơ xử lý ít hơn cây trưởng thành.

Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt xử lý hoá chất nhiều hơn cây cằn cổi.

Giống khó ra hoa như xoài cát Hoà Lộc, giống Pal-củn-xị hay giống ĐT15 (xòai Thái Lan) với lượng hóa chất phải nhiều hơn giống dễ ra hoa.

Thúc đẩy tạo mầm hoa

Sau 20-30 ngày từ khi xử lý Bidamin 15WP, phun phân bón lá MKP (0-52-34) nồng độ 0,5-1,0% (0,5-1kg/100lít nước) 2 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày để kích thích tạo mầm hoa

MKP tạo tỉ lệ Carbohydrates / Đạm ở chồi cao, kích thích tạo mầm hoa 
         

3. Giai đoạn kích thích trổ hoa

Hóa chất: phun Thiourea nồng độ 0,3-0,5% hoặc KNO3 ở nồng độ 2-2,5%. 

Do Thiourea còn nhiều tranh cãi về tác hại của nó gây ra cho người sử dụng và tồn dư trong nông sản cũng như môi trường nên khuyến cao sử dụng KNO3 vì tính an toàn.

KNO3 (13-0-46) tác dụng phá vỡ miên trạng của mầm ngủ (mầm lá hoặc mầm hoa) nên có tác dụng thúc đẩy ra tược hoặc ra hoa sớm đồng loạt.

Thời điểm kích thích ra hoa: có thể dựa vào thời gian xử lý PBZ (1.5 – 2 tháng sau khi xử lý PBZ) tuy nhiên nên kết hợp với sự quan sát sự phát triển của lá và chồi ngọn.

Kích thích ra hoa có hiệu quả khi lá có hai mép dợn sóng, xòe ra không còn túm như đọt còn non và chồi ngọn phát triển, nhô cao. Nên chọn lúc thời tiết khô ráo, rút nước trong mương cho khô.

60-75 ngày: phun phân bón lá KNO3 (13-0-46) ở nồng độ 2% để kích thích ra cựa gà (cần ngưng tưới nước 15 ngày trước khi phun KNO3 (13-0-46)

7-10 ngày sau: phun MULTI-K 13-0-46 lại lần 2 với nồng độ 1%

4. Giai đoạn ra hoa và đậu trái

Phun phân bón lá Agovit Combi kết hợp phân bón giàu thành phần canxi và bo tăng khả năng đậu trái
Phun phòng nấm bệnh, vi khuẩn gây hại bằng các thuốc: Ankzeb 80WP, Hotisco 300EC, Do.One 250SC, Cặp Rocksai – Physan, Cặp Molbeng – Heroga,….

Phòng trị côn trùng chích hút bằng CYRUX 25EC hoặc SECSO 500WP, kết hợp bổ sung Aminoacid giúp lá tăng khả năng quan hợp, trái lớn nhanh

Lưu ý: 

Khi hoa đang nở rộ, giai đoạn này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều côn trùng thụ phấn như ong mật, ruồi nhà, bướm,…Vì vậy, tạm ngưng sử dụng thuốc trừ sâu giai đoạn này nhằm bảo vệ côn trùng có ích. Gió cũng là tác nhân quan trọng giúp phấn xoài có thể tung đi xa và thụ phấn chéo.

Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng lớn sự thành bại của mùa vụ, cần phải sử dụng RICESILK 700WP

Bón phân:

Tùy độ lớn của trái xoài mà điều chỉnh hàm lượng phân bón cho phù hợp, lưu ý bổ sung hữu cơ viên nở Hà Lan Agrogold 4-3-2 cùng Humiking và phân vi lượng rải gốc.

Nguồn: công ty Hoàng Minh

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033