Posted On
August 27, 2017
at 1:28 am
by lovetadmin / Comments Off on CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM PHỔI Ở CHÓ
Bệnh viêm phổi thường là kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo.
I. NGUYÊN NHÂN
– Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…
– Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.
– Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.
Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó
các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại thư hoặc sinh mủ trong tổ chức phổi.
II. TRIỆU CHỨNG
– Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.
– Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
– Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, sau tím tái.
– Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.
III. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
1. Phòng bệnh
– Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và thở khó) để điều trị và cách lý kịp thời.
– Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.
– Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng bằng Chloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10%.
– Hay có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
– Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: carê, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto… và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
2. Điều trị bệnh
Cũng theo nguyên tắc chung
+ Sử dụng thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân
+ Thuốc chữa triệu chứng
+ Thuốc trợ sức và hộ lý.
– Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây:
+ Penicilin G: Tiêm bắp cho chó liều 500.000 UI/ngày, cho mèo liều 200.000 UI/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.
+ Streptomycin: Chó 1g/ngày, mèo 500mg/ngày. Tiêm bắp, chia 2-3 lần trong ngày.
Thường nên phối hợp Penicilin với streptomycin thì hiệu quả chữa bệnh viêm phổi tốt nên rất nhiều.
+ Kanamycin: Tiêm bắp liều 40mg/kg thể trọng/ngày, chia 2-3 lần trong ngày.
+ Erythromcycin: Tiêm bắp thịt, liều 20-25 mg/kg thể trọng/ngày. Chia 2 lần trong ngày.
Erythromcycin hiệu lực cao với bệnh viêm phổi nhưng với chó, mèo có thể có tác dụng phụ như nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, nhưng sau ít ngày sẽ hết
Theo kinh nghiệm của các nhà điều trị: Nên phối hợp kháng sinh tiêm với Trimazon (Bisepton) cho chó, mèo uống với liều 40mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.
– Thuốc chữa triệu chứng:
+ Giảm ho dễ thở: Ephedrin tiêm bắp 1-2 ống x 1ml/ngày. Ngày tiêm 1-2 lần.
+ An thần, giảm sốt, giảm đau: Dimedron tiêm bắp 0,5-1 ống x 1ml/ngày. Ngày tiêm 1-2 lần.
Hoặc Promix 1ml/5kg thể trọng.
– Thuốc trợ tim, trợ sức
+ Truyền Ringerlactat liều 100-150 ml/kg thể trọng/ngày.
+ Cafein 5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Vitamin B1 2,5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Vitamin C 5%: Tiêm bắp 3-5ml/con, ngày 2 lần.
+ Glucoza 30%: Tiêm tĩnh mạch, liều 5ml/con.
– Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.