Cây Cảnh - Bonsai
CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY MỀM TRÊN CÂY HOA HỒNG
Posted On
June 17, 2017
at 6:37 am
by lovetadmin / Comments Off on CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY MỀM TRÊN CÂY HOA HỒNG
CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY MỀM TRÊN CÂY HOA HỒNG
Ngoài bệnh thối hoa (chúng tôi có trình bày ở bài trước), hoa hồng còn bị rầy mềm tấn công. Rầy trưởng thành hình quả lê, trông như hạt mè, màu nâu. Ấu trùng hình dạng gần giống con trưởng thành nhưng có màu xanh hoặc vàng nhạt, dài khoảng 1-2mm, có 02 dạng có cánh và không cánh. Rầy mềm thường sinh sản theo kiểu đơn tính và đẻ ra con. Vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ trong khoảng 10-12 ngày, vì vậy tốc độ phát triển rất nhanh. Trong điều kiện thức ăn thích hợp, dồi dào, rầy sinh ra dạng không cánh. Nếu bất lợi, chúng phát sinh dạng có cánh để di chuyển qua vùng khác.
Rầy mềm phát sinh và gây hại chủ yếu ở đọt non, lá non, đài hoa, nụ hoa và cánh hoa, chúng phát triển với mật số rất cao. Cả rầy trưởng thành và rầy non chích hút dịch cây làm cây bị mất dinh dưỡng trở nên vàng, còi cọc. Ngọn xoăn chùn lại, lá biến dạng nụ hoa bị thui, không nở, cánh hoa nhạt màu và úa. Ngoài ra, rầy mềm còn tạo điều kiện cho nấm bồ hóng đen phát triển làm giảm khả năng quang hợp ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Rầy mềm phát sinh quanh năm nhưng nhiều nhất là trong mùa nắng nóng.
Ngoài tự nhiên có bọ rùa và một loài ruồi ăn rệp là thiên địch của rầy mềm.
* Biện pháp quản lý:
– Trồng hoa hồng với mật độ hợp lý tránh trồng quá dày. Kiểm tra cây con trước khi trồng để tránh trồng cây có mang rệp.
– Chăm sóc, dinh dưỡng và nước đầy đủ cho hoa.
– Làm sạch cỏ dại trên vườn hoa, thu gom các lá bị rầy đem tiêu huỷ
– Phun thuốc trừ rầy mềm khi phát sinh nhiều. Sử dụng các loại thuốc sau: Mapy 48EC, Bulldock 25EC, Oshin 20WP, Comda 250EC,..
Rầy mềm rất mau kháng thuốc vì thế nên sử dụng thuốc luân phiên (hạn chế sử dụng những loại thuốc có mùi quá hôi sẽ ảnh hưởng đến hương thơm của hoa).
Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033