Trồng và chăm sóc mai vàng – AGRICULTURE
Chat hỗ trợ
Chat ngay
Cây Cảnh - Bonsai

Trồng và chăm sóc mai vàng

Posted On September 1, 2016 at 1:59 pm by / 177 Comments

Mai vàng là loại đa niên, thân cứng, chúng rất mẫn cảm với mọi tác động bên ngoài vào nó, đồng thời nhu cầu về dưỡng chất cũng cần phải thích ứng với các đặc điểm sinh học trong quá trình hình thành và phát triển của chúng.

Vì vậy ta cần phải có chế độ ăn uống theo từng giai đoạn khác nhau cho chúng đối với thành phần chất trồng cây. Ta phân chúng ra làm 3 giai đoạn như sau:

Thành phần chất trồng qua từng giai đoạn

Giai đoạn 1:

Đây là giai đoạn cho cây ra rễ cám trước nhất nên phải dùng thành phần gồm những chất nào mà dễ ra rễ cám nhất, ta có thành phần chất trồng cho giai đoạn này như sau:

1- Mụn dừa mới : 40%
2- Trấu mới : 30%
3- Đất thịt tơi xốp : 10%
4- Tro trấu : 15%
5- Cát xây dựng loại to : 5%
———-
………………………… 100%

– Mụn dừa là chất dễ ra rễ cám nhất chúng giữ ẩm rất tốt sau 100 ngày chúng mục và phân hủy từ từ thành vô cơ, trấu mới làm tơi xốp đất, giữ ẩm cũng tốt sau 90 đến 120 chúng cũng phân hủy thành vô cơ, không dùng trấu mục đã bị nấm. Đất thịt tơi xốp chỉ dùng những viên đất nhỏ bằng hạt lạc. Cát xây dựng loại to khi pha thêm vào chất trồng giúp chất trồng thêm tơi xốp thoáng khí để không để không ngập hơi trong lòng chậu. Tất cả trộn đều, trải mỏng ra, cứ 1 mét khối chất trồng bạn cho 100mg Furadan vào để diệt côn trùng và các trứng của chúng.

Tuy nhiên cũng có nơi dùng thành phần chất trồng khác theo nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, nhưng cái chính là vẫn dùng những chất thích hợp nhất cho từng giai đoạn của cây và điều kiện khí hậu của từng vùng hoặc tùy theo quy trình chăm sóc của gia chủ.

Giai đoạn 2:

1- Mụn dừa mới : 30%
2- Trấu mới : 20%
3- Đất thịt tơi xốp : 30%
4- Tro trấu : 15%
5- Cát xây dựng loại to : 5%
———-
………………………… 100%

Giai đoạn 3:

1- Mụn dừa mới : 20%
2- Trấu mới : 10%
3- Đất thịt tơi xốp : 50%
4- Tro trấu : 15%
5- Cát xây dựng loại to : 5%
———-
…………………………….. 100%

Mỗi giai đoạn cách nhau 3 đến 5 năm tùy theo chậu sâu hay cạn.

Cây Mai không thích hợp với điều kiện chật hẹp nên khi trồng bạn nên chọn chậu có chiều sâu và đầu rễ phải cách thành chậu ít nhất là 20 phân. Sau 4 năm cây phát triển tốt rồi thì bạn có thể thay chậu cạn hơn cũng được. Chậu trồng bạn phải kê cao khỏi mặt đất ít nhất là 20 phân để tránh côn trùng xâm nhập vào qua lỗ thoát nước.

Cách tưới nước cho Mai vàng

1. Nước tưới cho mai vàng tuyệt đối không phèn, không mặn, độ pH trong trung bình 6,5 là tốt nhất, nếu là nước máy thì phải chứa trong bồn sau 24h để bay hết Clo có trong nước máy rồi mới tưới cho cây; nước giếng phải chú ý đến độ phèn, mặn, tốt nhất là tưới nước ngọt dưới sông mang nhiều phù sa vùng nước ngọt ở đồng bằng sông cửu long.

2. Tốt nhất là tưới nước vào lúc 7- 8 giờ sáng tưới lên cả bộ lá của cây để rửa sương muối (nếu có) hoặc các chất khác mà ban đêm còn đọng lại trên cây và cho mát cây. Buổi chiều từ 4- 5 giờ, không nên tưới vào giữa trưa và sau 6 giờ tối. Ngay cả mùa mưa cũng phải tưới cây bởi lá cây dày có thể cản phần lớn nước mưa rơi xuống đất trồng, nên phải thường xuyên quan sát chậu mai để kịp thời đáp ứng nhu cầu của chúng.

3. Trong mưa có nhiều chất axit nên sau khi mưa các bạn nên phun bằng nước sông lên bộ lá cây mai vàng để phòng được bệnh thối lá non, hay bệnh rỉ sắt, tưới cho ướt đều bộ lá và thân cây cũng hạn chế được sự hút nhựa lá non của nhện đỏ…

4. Từ tháng 10 âm lịch trở đi, bạn nên giảm phun nước lên bộ lá và thân của cây mai vàng vì sẽ ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển của nụ hoa.

5. Từ tháng 11 âm lịch trở đi, bạn nên giảm bớt lượng nước tưới dưới gốc, dùng mụn dừa phủ lên mặt chậu 1 lớp mỏng chừng 5 phân để giữ ẩm, việc hạn chế lượng nước tưới là để cho lá mau già góp phần hạn chế nhu cầu dưỡng chất của lá để tập trung nuôi bộ nụ hoa, mặt khác việc hạn chế lượng nước tưới trong thời kỳ này còn giúp cho những nụ to phát triển chậm lại đôi chút, còn nụ nhỏ có điều kiện phát triển nhanh lên để cuối cùng có sự trổ hao đồng loạt hơn.

6. Tưới nước cho mai vàng phải tưới nhẹ nhàng, chầm chậm tưới từ trên ngọn xuống gốc vời tia nước nhỏ nhằm giúp nước tưới tới lớp đất cuối cùng của chậu.

7. Tưới nhiều nước không phải là điều hay, lượng nước thừa trong đất có thể gây thối rễ và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh và các loại nấm mốc sinh sản và phát triển trong bộ rễ cây mai.

8. Ta nên quan sát sau mỗi lần tưới coi nước có ứ đọng trong chậu hay không, nếu còn ứ đọng nước ta phải khai thông lỗ thoát nước của chậu.

Nhân giống bằng cách ương hạt

Hạt mai chín đen sau khi thu hoạch thì phải gieo liền. Lấy 1 gói REGENT 5 gram pha với 10 lít nước, cho hạt mai vào ngâm vài giờ để diệt mầm bệnh.

Có thể gieo vào bịt mũ hoặc làm thành liếp để gieo, thành phần chất gieo hạt cũng giống thành phần chất trồng cây mai ở giai đoạn 1, làm thành liếp cao hơn mặt đất khoảng 10 phân, rải lên mặt đất lớp chất trồng chừng 5 phân.

Sau đó rải đều hạt mai cách khoảng chừng 5 đến 7 phân hạt, làm giàn che 50% nắng, tưới nhẹ giữ ẩm, thường xuyên phòng trừ côn trùng cắn phá, từ 15 đến 20 ngày là hạt nầy mầm, lúc này mỗi ngày phun nước sương 2 lần, khoảng 1 tháng.

Sau cây có vài lá, lúc này cần phải phun thuốc có gốc đồng như cooc, coc85 để phòng ngừa nấm cho cây con và 1 muỗng cafe phân DAP với 20 lít nước sạch xịt nhẹ lên liếp để thúc đẩy phát triển cho cây.

Tham khảo nguồn caycanhvietnam, tác giả Nguyễn Phạm Kinh Luân

177 thoughts on “Trồng và chăm sóc mai vàng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *